Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Băng giá - nguồn sống của cư dân xứ lạnh nhất thế giới

(11:15:54 AM 09/12/2018)
(Tin Môi Trường) - Tại Cộng hòa Sakha (Yakutia) thuộc Nga, làm thế nào để khai thác băng giá làm nguồn nước sinh hoạt là một điều thiết yếu để sinh tồn tại nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất thế giới này.

Băng giá - nguồn sống của cư dân xứ lạnh nhất thế giới

Ảnh: IE

 

Phần lớn thời gian trong năm, những cư dân ở nhiều ngôi làng như làng Oymyakon chủ yếu sống nhờ vào “nước băng”. Tại khu vực này, việc đào một giếng nước trở thành thứ “xa xỉ” bởi tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu quá dày và cứng. Nguồn nước máy tại làng Oymyakon – lấy từ sông Lena – thì chỉ đủ để dùng trong khoảng 2 tháng rưỡi trong năm. Trong suốt mùa Đông lạnh giá, những ống dẫn nước bị đông cứng. Đến mùa Xuân, nguồn nước lại chứa đầy cặn bẩn do nước băng tan chảy khiến các sông dâng lên tràn bờ. Nhiều người dân tại đây thậm chí thích dùng nước băng để sinh hoạt hơn cả nước máy.

 

Đa số các ngôi làng ở Yakutia chưa có các trạm xử lý nước để biến nước băng thành nguồn nước sạch dùng cho sinh hoạt. Vì thế, những người dân địa phương thường “thu hoạch” băng vào tháng 11 hằng năm và dự trữ ở bên ngoài vào mùa Đông. Khi thời tiết ấm lên, những người dân chuyển các thùng chứa nước vào các hầm dưới mặt đất, vốn là những “tủ đá” tự nhiên hoạt động quanh năm nhờ các bức tường bằng tầng băng vĩnh cửu. Ước tính mỗi một hộ gia đình nhỏ cần khoảng 10m2 diện tích băng trong mùa Đông. Điều này đòi hỏi mất khá nhiều công sức và khó đào băng nhất là khi lớp băng dày khoảng 50 cm.
 
Nằm ở phía Đông Bắc Siberia, Cộng hòa Sakha (Yakutia) là vùng rộng lớn nhất của Nga và là nơi lạnh nhất trên Trái Đất. Nhiệt độ trung bình mùa Đông thường thấp dưới -35 độ C ở nhiều khu vực tại đây. Trong đó, nhiệt độ thấp nhất Bắc bán cầu được ghi nhận tại Verkhoyansk (-67,8 độ C năm 1892) và Oymyakon (-67,7 độ C năm 1933).
Nguyễn Hằng