Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Nên “để tang” cho các Cụ cây Di sản như thế nào?

(15:15:21 PM 02/10/2018)
(Tin Môi Trường) - Các cụ Cây Di sản được vinh danh rầm rộ nhưng khi quy tiên thì lập tức được xẻ thịt đem bán hoặc làm gì đó chẳng ai biết

Nên “để tang” cho các Cụ cây Di sản như thế nào?

Cây Long não tại Biệt điện Bảo Đại được xử lý sau khi chết (Ảnh VNE)

 

Có sinh khắc có diệt, ngay đến sông cũng có thể cạn, núi cũng có thể mòn. Vì thế với các cụ Cây Di sản sống lâu, phát bệnh tật rồi quy tiên cũng là lẽ thường tình, dù rằng tuổi thọ của các cụ so với đời người thì nhiều khi được coi là “vĩnh cửu” , nên mỗi vụ quy tiên của một cụ được công chúng xôn xao lắm

 
Cái sự  xôn xao, đau buồn của công chúng khi có cụ Cây Di sản nào đó quy tiên cũng là lẽ thường, vì khi được vinh danh Cây Di sản, cụ không còn là một cổ thụ bình thường, mà cụ còn là biểu tượng của nguồn gen thực vật quý hiểm, biểu tượng của Tâm linh và Văn hóa lịch sử làng quê, đại diện của một Quần xã Thực vật tạo ra niềm tự hào của cộng đồng.
 
Vì vậy khi một cụ cây Di sản quy tiên, cũng cần có một hành động lưu danh cụ đặc biệt, để xứng với cái danh của cụ . Ví dụ như sau khi cưa, đào “thi thể” cụ nhằm múc đích tận dụng, người ta có thể trồng lại vào vị trí đó một cây con đúng giống loài của cụ, kèm theo một bảng thuyết minh rằng tại vị trí này đã từng có một cụ cây Di sản Việt Nam (là…) đã từng tồn tại, còn tấm bia vinh danh cụ sẽ được lưu giữ tại đình làng hay tại cơ sở văn hóa của làng,…
 
Và nhờ đó nên cụ cây Di sản quy tiên mà không chết, cụ vẫn sống mãi trong tiềm thức và sự tự hào của cộng đồng.
Nguyễn Đình Hòe (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam)