Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Nguy cơ gây ung thư từ chất BBP

(20:03:46 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Butyl benzyl phthalate (BBP), một chất phụ gia thường dùng trong ngành nhựa có thể gây nguy cơ ung thư vú. Cảnh báo từ các nhà khoa học Mỹ.

Butyl benzyl phthalate (BBP), một chất phụ gia thường dùng trong ngành nhựa có thể gây nguy cơ ung thư vú. Cảnh báo từ các nhà khoa học Mỹ.

Mỹ cảnh báo một loại hóa chất mới được tìm thấy trong nhiều sản phẩm gia dụng bằng nhựa dẫn đến quá trình phát triển tuyến vú và các biến đổi gien. Tình trạng này có thể dẫn đến bệnh ung thư vú về sau.

Mới đây, một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí online BMC Genomics bổ sung vào danh sách các chất độc hại một chất gọi là Butyl benzyl phthalate (BBP) - chất này thường được đưa vào nhựa để làm cho nhựa mềm hơn. Butyl benzyl phthalate (BBP) thường được sử dụng để làm mềm các loại nhựa polime hay chất dẻo.

Nó được tìm thấy trong tất cả các loại ống nhựa dẻo, thảm trải sàn bằng nhựa, đáy của ống son môi (theo một số tài liệu khác, chất này còn được dùng làm chất kết dính trong sản xuất hàng nhựa) .  

Loại chất hóa học này được coi là chất gây hủy hoại nội tiết, bắt chước các ảnh hưởng của hoóc-môn. Chúng gây nhiều vấn đề nghiêm trọng về sinh sản ở động vật cũng như các vấn đề về thần kinh, vô sinh ở người (trong đó có cả những trường hợp làm cho nam giới có tỷ lệ tinh trùng thấp).  

Theo giáo sư Jose Russo, trưởng nhóm nghiên cứu - chuyên gia nghiên cứu bệnh ung thư vú tại Trung tâm Ung thư Fox Chase - Philadenphia, Mỹ cho biết: “Nghiên cứu này lần đầu tiên chứng minh được rằng phụ nữ ngay sau khi sinh tiếp xúc với hợp chất này (BBP) sẽ gặp nhiều biến đổi về biểu hiện gien ở tuyến vú.”  

GS. J. Russo cũng cho biết thêm, sự tiếp xúc với BBP có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú với phụ nữ về sau này.  Trong khi đó, để tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở giai đoạn trưởng thành, cả trẻ sơ sinh lẫn người mẹ phải được bảo vệ khỏi tác nhân này.

BBP và các hợp chất phthalate khác có mặt ở hầu hết mọi nơi trong môi trường và khả năng con người bị phơi nhiễm là rất cao. Không khí trong nhà có thể bị ô nhiễm do sử dụng quá nhiều chất BBP thông qua việc dán giấy trải thảm và dán gỗ. Nó có thể là nguyên nhân gây giảm đáng kể kích thước tinh hoàn và khiến lượng tinh trùng hàng ngày giảm từ 10 – 21%. Trong một vài loại bơ có lớp kim loại bọc, riêng BBP chiếm 47,8mg/kg.

Đó là kết quả dựa theo một nghiên cứu trên những con chuột cái mới sinh được thực hiện trong phòng thí nghiệm. Họ đã tiêm BBP vào loài chuột cái, và kết quả cho thấy chuột con đã nhiễm loại hợp chất này từ sữa mẹ.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Mặc dù hạn chế tiếp xúc với BBP có thể làm cho ảnh hưởng đó giảm đi. Tuy nhiên những thay đổi do chất hóa học gây ra vẫn có thể sẽ để lại ảnh hưởng không tốt cho giai đoạn phát triển về sau.”  

Lượng BBP mà chuột con mang trong mình trùng khớp với các mức độ an toàn cho phép trên người - chuẩn này do Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ ban hành. BBP tác động mạnh mẽ  đến đời sống của chuột cái con, như: tuyến vú phát triển nhanh hơn và gien di truyền có sự thay đổi.  

Theo GS Russo, các nhà chuyên môn cũng đang nghiên cứu những ảnh hưởng do tiếp xúc với BBP trước khi sinh của người phụ nữ. 

Trước đó, vào tháng 3/2007, một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Viễn cảnh Sức khỏe Môi trường (Environmental Health Perspectives) đã đưa ra khuyến nghị rằng những hợp chất phthalates có thể kích thích bệnh béo phì.

Trong khi đó, GS. Jonathan Borak, một chuyên gia lâm sàng tại Trường Sức khỏe Cộng đồng, ĐH Yale của Mỹ, cho rằng chưa có một bằng chứng nào chứng tỏ rằng BBP làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.  Theo ông, các nghiên cứu hiện nay chưa làm sáng tỏ được mối tương quan giữa BBP và ung thư vú.

Tháng 11/2007, bang California đã ra luật cấm các đồ chơi, các sản phẩm dành cho trẻ có chứa chất BBP. 

(Nguồn: Softpedia, National Institute of Health – NIH, www.mindfully.org, VNN)