Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Thời gian qua, Viện bỏng Quốc gia điều trị khỏi cho nhiều bệnh nhân bị những vết loét khiến họ ăn không ngon, ngủ không yên hàng chục năm liền.
Bằng kỹ thuật tiên tiến trong điều trị như nuôi cấy tế bào,chuyển vạt da, hút áp lực âm. Viện bỏng Quốc gia đã thành công trong việc đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhiều bệnh nhân.
Sau gần 20 năm chịu đựng vết loét hành hạ, mới đây bệnh nhân B.Đ.T. được các bác sĩ Viện bỏng Quốc gia giải thoát khỏi nỗi đau thể xác và tinh thần.
Trước đó, năm 18 tuổi, không may anh T. bị chấn thương cột sống dẫn tới liệt. Từ đó cuộc sống của T. gắn liền với chiếc giường, muốn đi đâu T. được người thân cho lên xe lăn đẩy đi.
Một thời gian sau, do nằm lâu, một chỗ hai bên mông của T. bắt đầu bị trầy xước, rồi loét. Những vết loét ngày một to dần dù.
Hai vết loét tiến triển ngày càng nặng trở thành những mô xơ chai nhiễm khuẩn, bốc mùi hôi thối suốt 20 năm.
Gia đình đưa anh T. đi nhiều bệnh viện để chữa vết loét nhưng không khỏi. Nhờ người quen chỉ dẫn, anh T. được đưa đến Viện bỏng Quốc gia điều trị vết thương đã gắn bó với anh hàng chục năm trời.
Tiến sỹ, Bác sĩ Đinh Văn Hân - Chủ nhiệm Labo Nghiên cứu Ứng dụng trong Điều trị Bỏng - cho biết các bác sĩ đã điều trị cho bệnh nhân T. bằng cách cấy ghép tế bào. Đây là phương pháp mới được áp dụng tại Việt
Với công nghệ này, chỉ cần một phần da rất nhỏ, sau khi nuôi cấy các tế bào da trong môi trường nuôi cấy có thể tạo ra mảnh da với diện tích theo ý muốn để ghép cho bệnh nhân.
Hai lớp tế bào quan trọng nhất làm liền vết thương là lớp tế bào sừng (tế bào biểu mô) và lớp tế bào sợi (tế bào trung bì).
Bác sĩ Hân cho hay để có được các tấm tế bào, trước tiên lấy các tế bào mầm (của tế bào sợi, sừng) đưa vào môi trường nuôi cấy rồi cấy lên các màng nền (có thể bằng silicon, collagen, màng polymer...) tạo thành một giá đỡ cho các tế bào da bám vào phát triển, kích thích quá trình tăng sinh mạch máu tổn thương, tiết ra hoạt chất làm liền vết thương.
Bằng phương pháp này, có khi chỉ sau một tuần có thể ghép tấm tế bào này lên vết thương. Sau đó các tế bào da (sừng, sợi) sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi lành vết thương. Chỉ sau ba tháng điều trị, vế loét ở hai bên mông của bệnh nhân T. đã biến mất.
Hay bệnh nhân N.T.N (55 tuổi, ở Hà Nội) bị ung thư vú phải cắt bỏ một bên vú từ năm 1998 và được chiếu tia xạ. Sau khoảng sáu tháng chiếu tia xạ tại Bệnh viện K (Hà Nội) chị phát hiện thấy bên hõm nách, nơi được chiếu tia xạ có một vết thương nhỏ.
Theo thời gian, vết thương cứ to dần và sâu hơn. Cùng với sự phát triển của vết loét chị ngày càng bị nỗi đau hành hạ, đêm không ngủ được, phải nhờ đến thuốc ngủ.
Gia đình đưa chị N. đi khám tại nhiều bệnh viện lớn trong nước nhưng không đâu chữa khỏi. Mang vết thương gây đau đớn ngày đêm trên người, chị lại sang tận
Sau này khi đến Viện bỏng Quốc gia, các bác sĩ cho biết nếu để thêm một thời gian nữa, vết thương sẽ ăn sâu vào cơ thể làm lộ dây thần kinh cánh tay, liệt tay và bục động mạch nách dẫn tới truỵ tim và tử vong.
Tại Viện bỏng Quốc gia, các bác sĩ dùng phương pháp chuyển vạt da để điều trị vết thương cho bệnh nhân này. Sau một tháng chị N. không còn bị đau nữa, cánh tay phục hồi dần sau nhiều năm chịu cực hình.
(Theo Tiền Phong)