Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ngày 15/7, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học&Truyền máu Trung ương, cho biết Viện bắt đầu chuẩn bị cho ca ghép tế bào gốc đồng loại miễn phí cho bệnh nhân thứ hai.
Bệnh nhân Lê Minh Nguyệt, sinh năm 1984, tại huyện Quốc Oai, Hà Tây, đã được điều trị qua bốn đợt hóa chất và ba lần phẫu thuật.
Ông Trí cho biết phương pháp này chỉ có thể được điều trị đối với những bệnh nhân có tế bào ung thư ở mức thấp nhất; đồng thời đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn nhiều so với ghép gan hoặc thận.
Tế bào gốc của người cho phải đạt cả 6/6 tiêu chuẩn đặt ra mới có thể tiến hành ghép được. Để tiến hành được ca ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại thứ hai phải cần đến một lượng máu rất lớn của khoảng 300 tình nguyện viên có nhóm máu B.
Trước đó, vào tháng 5, Viện Huyết học&Truyền máu Trung ương triển khai ứng dụng phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh lơxêmi cấp dòng tủy - một bệnh về máu ác tính, đầu tiên.
Bệnh nhân Nguyễn Thị Lan, 21 tuổi, quê ở thành phố Hải Phòng, sau khi được điều trị đa hóa trị liệu, bệnh nhân đã được truyền tế bào gốc tạo máu lấy từ chị gái.
Hiện nay, bệnh nhân Lan đã được ra viện trong tình trạng khỏe mạnh với các kết quả xét nghiệm trong giới hạn bình thường. Bệnh nhân vẫn tiếp tục được khám, kiểm tra và xét nghiệm định kỳ hàng tuần trong vòng ít nhất là 100 ngày sau khi ghép.
Ngoài thành công của phương pháp ghép tế bào gốc đồng loại điều trị bệnh máu ác tính, Viện Huyết học&Truyền máu Trung ương còn thực hiện thành công 10 trường hợp ghép tự thân.
Đây là một kỹ thuật khó lần đầu tiên được thực hiện ở Viện theo phác đồ giảm liều với nhiều ưu điểm như: không gây suy tủy kéo dài, giảm nguy cơ tử vong do các biến chứng nhiễm trùng và xuất huyết.
Đặc biệt, kinh phí cho mỗi ca ở mức chấp nhận được đối với nhiều bệnh nhân Việt
Phương pháp này có thể giúp bệnh nhân sống được trên 5 năm và tăng khả năng khỏi bệnh từ 30 phần trăm lên đến 60 phần trăm.
(Theo TTXVN)