Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Cọc tre nằm trong đầu ba tháng

(19:59:51 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Lật dở tập tài liệu "Nghiên cứu các chấn thương tai mũi họng" tại Viện Tai Mũi Họng Trung ương từ năm 2004 - 2007, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên giám đốc bệnh viện này, chỉ cho chúng tôi xem mấy tấm ảnh các bác sĩ đang cố lấy chiếc cọc tre nằm trong đầu bệnh nhân gần ba tháng.

Lật dở tập tài liệu "Nghiên cứu các chấn thương tai mũi họng" tại Viện Tai Mũi Họng Trung ương từ năm 2004 - 2007, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên giám đốc bệnh viện này, chỉ cho chúng tôi xem mấy tấm ảnh các bác sĩ đang cố lấy chiếc cọc tre nằm trong đầu bệnh nhân gần ba tháng.

 

Do đánh nhau Nguyễn Văn V. (24 tuổi ở Nam Hà) đã bị một cọc tre đâm vào vùng cổ bên phải từ tuyến mang tai và hạ họng.

 

Nôn ra máu ồ ạt

Nhóm bác sĩ tiến hành phẫu thuật

 

Bệnh nhân được cấp cứu vào viện trong tình trạng sưng nề tuyến mang tai, chảy máu vào họng gây nôn ra máu ồ ạt, mỗi lần từ 300 - 500ml. Ngay từ đầu các bác sĩ đã xác định đây là nguyên nhân của tổn thương mạch máu, song không xác định được vùng tổn thương.

 

Theo ThS Cao Minh Thành, người cùng thực hiện kíp mổ, khó khăn cho các bác sĩ là người nhà bệnh nhân hoàn toàn dấu bệnh, chỉ nói rằng trước đó bệnh nhân bị tai nạn và đã được điều trị khỏi ở tuyến dưới.

 

Để truy tìm căn nguyên của bệnh, các xét nghiệm cần thiết đã được tiến hành nhưng không thấy có các biểu hiện bệnh.

 

Các bác sĩ đã tiến hành hai lần mổ, xử lý hết các tổn thương nghi ngờ, bệnh nhân vẫn không hết nôn ra máu, thậm chí ngày một nặng thêm.

 

Nguyên nhân là do vùng đầu mặt cổ bao gồm rất nhiều mạch máu, khi phẫu thuật, máu chảy nhiều, mạch nhỏ, xác định vị trí tổn thương rất khó khăn.

Vết thương lớn sau khi mổ

 

Càng ngày bệnh nhân càng có biểu hiện của tổn thương rò động mạch cảnh - xoang hang: chảy máu vùng họng, nghe tiếng kêu ù ù trong tai, đau đầu và có cảm giác đau tức ở mắt, mắt đỏ và lồi ra, thị lực giảm sút, nhìn mờ, nhìn một thành hai...

 

Thấy tình hình bệnh càng ngày càng tiến triển xấu, khi đó người nhà bệnh nhân mới tiết lộ trước đó hai tháng bệnh nhân đã đánh nhau.

 

Một người trong nhóm đã lấy một chiếc cọc tre dài và nhọn đâm vào vùng cổ bên phải. Chiếc cọc đã được lấy ra hoàn toàn. Thực tế phim chụp cũng không cho thấy có dị vật (nguyên nhân là do dị vật là gỗ nên không có tính cản quang).

 

Ra viện sau mổ 10 ngày

 

ThS Nguyễn Quang Trung, người trực đêm đó cho biết, đêm đó (tháng 7/2006), anh đang cấp cứu cho một bệnh nhân khác thì được báo bệnh nhân bị nôn ra máu ồ ạt, bị trụy tim mạch do mất máu. Bệnh nhân được cấp cứu, truyền máu kịp thời xong tính mạng ngàn cân treo sợi tóc.

 

Ngay lúc ấy, kíp trực đã báo cáo ban giám đốc và sau hội chẩn nhanh lần cuối. TS Dinh quyết định cùng kíp trực phẫu tích vùng cổ, đuổi theo động mạnh cảnh để kiểm tra.

Đầu cọc tre được lấy ra

 

Sau ba tiếng lần mò, kíp mổ mới tìm được một vùng hoại tử, từ tuyến mang tai vào vùng hạ họng gây áp xe tuyến mang tai và chọc vào vùng động mạch cảnh gốc gây viêm hoại tử phía trước phình cảnh.

 

 Xem xét các tổn thương xung quanh, kíp mổ sò thấy một vật cứng, tiếp tục mở rộng thấy đầu một chiếc cọc tre khiến ai cũng ngạc nhiên. Sau khi nút hai đầu động mạch cảnh, mở rộng vùng mổ, chiếc cọc tre được rút ra.

 

PGS.TS Dinh cho biết, bình thường sau các ca mổ như vậy, bệnh nhân thường bị tai biến liệt nửa người (vì cắt ngang đường động mạch chủ chốt đưa máu lên não đi nuôi một nửa cơ thể).

 

Song với bệnh nhân này, do tổn thương đã lâu, các động mạch và tĩnh mạch phụ đã phần nào thích nghi và nối thông với nhau nên bệnh nhân đã tránh được nguy cơ liệt nửa người. Mười ngày sau đó bệnh nhân khỏi bệnh và về nhà.

 

TS Dinh cảnh báo, tai nạn vùng đầu mặt cổ rất nguy hiểm bởi đây là vùng có nhiều mạch máu lớn nên mất máu nhiều. Đặc biệt, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng do tắc nghẽn đường thở.

 

Vì vậy, khi cấp cứu trước hết phải mở nội khí quản, khai thông đường thở rồi băng chặt các vị trí tổn thương cấp cứu khẩn cấp tới bệnh viện.

 

(Theo Pháp Luật TP HCM)