Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Ba hiện tượng Mặt Trăng hiếm gặp cùng xảy ra vào ngày 31/1

(21:58:08 PM 24/01/2018)
(Tin Môi Trường) - Vào cuối tháng 1 năm nay, ba hiện tượng tự nhiên hiếm gặp liên quan tới Mặt Trăng sẽ cùng hội tụ vào ngày 31/1, đó là siêu Trăng, Trăng máu và Trăng xanh.

Mãn nhãn vẻ đẹp 'siêu trăng' vừa xuất hiệnSau 'Siêu trăng', người Nga lộ kế hoạch đưa người lên Mặt trăng'Săn' siêu trăng, tóm được vật thể bay không xác định nghi là UFO

 
Hiện tượng siêu Trăng xảy ra khi Mặt Trăng ở phía cận điểm gần Trái Đất nhất trong quỹ đạo. Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ (NASA), siêu Trăng thường có kích thước lớn hơn 40% so với thường ngày.
 
Ba hiện tượng Mặt Trăng hiếm gặp cùng xảy ra vào ngày 31/1
Hình ảnh về siêu Trăng. Ảnh: Reuters
 
Trong khi đó, Trăng xanh xuất hiện theo chu kỳ 2,7 năm khi có hai lần trăng tròn trong cùng một tháng. Ngày trăng tròn đầu tiên của tháng 1 đã diễn ra trong ngày 1/1 và lần thứ hai là vào ngày 31/1.
 
Theo tờ USAToday (Mỹ), trong cùng ngày 31/1, hiện tượng nguyệt thực dự kiến cũng xảy ra trong khoảng 3 giờ 30 phút. Khi này, Mặt Trăng có thể mang màu đỏ do vậy được gọi là Trăng máu.
 
Theo trang Space.com, hiện tượng Trăng xanh diễn ra cùng thời điểm với nguyệt thực tại Bán cầu Tây được ghi nhận vào năm 1866, trong khi Bán cầu Đông đã chứng kiến sự kiện này trong năm 1982.
 
Người dân tại Mỹ có thể quan sát siêu Trăng - Trăng máu - Trăng xanh vào sáng sớm ngày 31/1. Trong khi đó, người dân tại châu Á, Trung Đông hoặc Oceana sẽ được chứng kiến hiện tượng này sau khi Mặt Trời lặn vào ngày 31/1. Có một số địa điểm tại châu Âu, châu Phi và châu Á sẽ không thể quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần. 
 
Siêu trăng xuất hiện vào tối 3/12 có kích thước lớn hơn 14% và sáng hơn 30% Mặt Trăng lúc bình thường. Tối 3/12 là thời điểm Mặt Trăng ở khoảng cách gần với Trái Đất nhất trong quỹ đạo quay quanh Hành tinh Xanh (358 499.079 km).
(Theo Tin tức)