(Tin Môi Trường) - Ngày 29/11/2017, Ban chấp hành Hội BVTN&MT Việt Nam đã họp tổng kết công tác năm 2017, thông qua kế hoạch hành động năm 2018 và kỷ niệm 30 thành lập Hội (1988-2018), với sự tham gia đông đảo các vị lãnh đạo trung ương Hội, lãnh đạo Hội BVTN&MT các tinh, thành phố và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc.
Ban chấp hành Hội BVTN&MT Việt Nam cùng nhất trí hành động hướng tới Đại hội lần thứ VII
Sau khi nghe TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội báo cáo tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2018 vừa được Thường vụ thông qua các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến và cùng thống nhất hành động hướng tới Đại hội lần thứ VII Hội BVTN&MT Việt Nam.
Theo báo cáo: năm 2017, Hội BVTN&MT Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong việc gắn kết truyền thông, giải quyết những bức xúc của cộng đồng với tổ chức nghiên cứu, tư vấn phản biện xã hội (TV PBXH ), xây dựng luật pháp liên quan tới BVMT. Cụ thể Hội đã tổ chức thành công nhiều hội thảo, tọa đàm khoa học về TV PBXH về tài nguyên và môi trường, phát triển bền vững, kinh tế xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu gắn với các sự kiện của đất nước. Như phối hợp tổ chức Tọa đàm, Hội thảo liên quan tới môi trường Thủ đô, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn hệ sinh thái bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), Bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn và đồng bằng sông Cửu long; góp ý vào dự án “nhận chìm” gần 1 triệu tấn bùn thải nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và chặt cây xanh ở Hà Nội, ở thành phố Hồ Chí Minh. Hầu hết những ý kiến do các chuyên gia VACNE đề xuất đều được cộng đồng đánh giá cao, các cơ quan chức năng thừa nhận.
Ngoài ra, Trung ương Hội và các đơn vị và chuyên gia của VACNE còn phối hợp với các nhành, địa phương, đặc biệt là Tổng cục Môi trường tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu, khảo sát và bồi dưỡng nâng cao trách nhiệm và năng lực hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp về bảo vệ môi trường bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ bền vững.
Đáng chú ý là, trong năm 2017 Hội đã tổ chức nhiều Hội thảo góp phần sửa đổi, bổ sung cho các bản Dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Luật Thủy sản; đồng thời khuyến khích các đơn vị của Hội đã chủ động phối hợp với các địa phương và các cơ quan chức năng tổ chức được nhiều hoạt động thiết thực, gắn với BVMT tại cơ sở, được xã hội đánh gia cao.
Hoạt động đối ngoại nhân dân, nhất là việc phối hợp với các đối tác Hàn Quốc của VACNE trong việc tổ chức Chương trình bình chọn sản phẩm-công nghệ thân thiện môi trường, chia sẻ kinh nghiệm về đánh giá tác động môi trường và thử nghiệm tẩy độc dioxin đã được các cơ quan chức năng thừa nhận và được cộng đồng địa phương cảm ơn, ghi nhận.
Hoạt động truyền thông của Hội trong năm 2017 đã có những bước tiến đáng kể, từ việc cải tiến phương thức truyền thông tới việc mở rộng kênh thông tin. Trang Website của Hôi đã có hàng vạn lượt người truy cập hàng ngày và trang thông tin điện tử Moitruong24h.vn,
Tin moi trương.vn của Hội đã có lượng truy cập hàng tháng đã tới con số hàng vạn và Chương trình truyền “Thiên nhiên – Môi trường” do VACNE phối hợp với VOV cũng đã ra mắt được gần 10 số đang thu hút rất nhiều khán giả. Tạp chí Môi trường và Sức khỏe, hội thành viên VACNE cũng phát hành đều đặn hàng tháng và ngày càng cải tiến, với nhiều nội dung phong phú.
Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam do VACNE khởi xướng dù gặp phải những cản trở trong năm 2017, nhưng nhờ có sự minh bạch, thiện tâm của lãnh đạo Hội và sự cổ vũ của các cơ quan chức năng, của giới truyền thông và hưởng ứng mạnh mẽ của cộng đồng, nên đã lấy lại đà phát triển. Bởi mọi người đều nhận thức rõ: hoạt động này không chỉ bảo tồn Đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, mà còn góp phần phát triển du lịch, tạo sinh kế cho người dân và khơi dậy truyền thống lịch sử. Liên hiệp các Hội KH&KTVN đã tặng Bằng khen cho VACNE về “Thành tích xuất sắc trong hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam giai đoạn 2015-2016”. Bất chấp khó khăn về kinh phí, Hội BVTN&MT Việt Nam vẫn tiếp tục chủ động biên soạn,in và xuất bản tập 2 bộ sách ảnh về Cây Di sản Việt Nam. Không những thế, Hội còn vận động các nhà khoa học tập trung trí tuệ biên soạn cuốn sách “Kinh tế xanh cho phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu” - một cuốn sách có giá trị khoa học, biên soạn công phu (hơn 350 trang khổ A4) đã được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đặt hàng.
Tại cuộc họp BCH Trung ương Hội BVTN&MT Việt Nam, các đại biểu đều cho rằng: hoạt động của Hội là hoạt động vừa mang sắc thái hàn lâm khoa học, tư vấn phản biện cho các chính sách luật pháp của nhà nước, nhưng phải có phong trào sâu rộng, tác động sâu sắc tới cộng đồng. Vì thế, vai trò hướng dẫn dư luận xã hội của các chuyên gia và hướng dẫn kỹ năng của các Hội viên Hội BVTN&MT là rất quan trọng, nhất là trong điều kiện khó khăn năm 2017 của các đơn vị trực thuộc như : ENTEC, Viện Môi trường và PTBV, công ty SOS Môi trường, Sinh Phú, Bắc Hà, Vạn Xuân, Tạp chí Môi trường và Sức khỏe, Bản tin
Tinmoitruong.vn, Moitruong24h.vn, cũng như các hội: Cao Bằng, Hải Phòng, Đắk Lắk, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Quảng Ngãi...Thể hiện rõ nhất là trong hoạt động truyền thông, TV PBXH và sự kiện Cây Di sản. Đặc biệt, Hội BVTN&MT tỉnh Đắk Lắk đã sáng tạo: gắn bia Bảo vệ cây đầu nguồn nước, phổ biến luật BVMT bằng tiếng Ê đê.
Tại cuộc họp này, các thành viên BCH Trung ương Hội BVTN&MT Việt Nam còn đưa ra nhiều sáng kiến nhằm củng cố và phát triển Hội, cùng nhiều nội dung hành động nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2018 và hướng tới Đại hội lần thứ VII Hội BVTN&MT Việt Nam; đồng thời thông qua giới thiệu bổ sung 02 ủy viên thường vụ là: GSTS Nguyễn Văn Phước, KS. Đinh Văn Hùng và 04 Ủy viên BCH mới là: GS,TS Phạm Văn Lầm, nhà báo Võ Tỉnh, nhà báo
Lê Việt Nhân, Ngô Thị Huyền.