Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Nơi nóng nhất Trái Đất Tin ảnh

(22:14:01 PM 27/11/2017)
(Tin Môi Trường) - Trong số những "chảo lửa" nổi tiếng như Thung lũng Chết ở Mỹ hay Sudan, vùng núi lửa Dallol ở Ethiopia là địa điểm có nhiệt độ thường xuyên nóng nhất trên Trái Đất.

Nơi nóng nhất Trái Đất

Dallol nằm trong vùng lòng chảo Danakil, một khu vực xa xôi hẻo lánh trên sa mạc Ethiopia, chỉ có thể đi vào bằng lạc đà. Ảnh: Hermes Images/AGF/UIG.

Nơi nóng nhất Trái Đất
Nơi đây xảy ra nhiều hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt như động đất, núi lửa, mạch nước nóng phun trào và các hẻm núi muối. Ảnh: Carl Court/Getty Images.
Nơi nóng nhất Trái Đất
Dallol từng là một điểm cắm trại nhộn nhịp của công nhân khai thác các mỏ khoáng sản như kali, sylvite và muối. Tuy nhiên các mỏ hiện nay đã bị bỏ hoang. Ảnh: Getty Images/Robert Harding World Imagery.
Nơi nóng nhất Trái Đất
Vào những năm 1960, các công ty mỏ của Mỹ đã tiến hành khảo sát địa chất, ghi nhận nhiệt độ hàng ngày lên tới 46 độ C, mức nhiệt trung bình cao nhất trong số những nơi có người sống trên Trái Đất. Nhiệt độ trung bình hàng ngày chỉ xuống dưới 37,7 độ C vào khoảng thời gian tháng 1 và tháng 2. Ảnh: Reuters.
Nơi nóng nhất Trái Đất
Mặc dù nóng bức dữ dội, nơi đây lại sở hữu vẻ đẹp tuyệt vời. Các suối nước nóng mang màu sắc đa dạng, tươi sáng, được tạo nên nhờ sự bốc hơi chất chloride và sắt hydroxide. Ảnh: Sometimes Interesting.
Nơi nóng nhất Trái Đất
Các hẻm núi muối cũng nằm trong số những cảnh đẹp ấn tượng tại khu vực. Những cột muối là kết quả của hiện tượng xói mòn, cao tới 40 m, màu biến đổi giữa các sắc thái hồng. Ảnh: Lipstickalley.
Nơi nóng nhất Trái Đất
Nhiều người vẫn thực hiện chuyến đi bộ đường dài đầy hiểm trở để tới Dallol lấy muối, bởi đây là một trong số ít tài nguyên thiên nhiên có giá trị trong khu vực. Ảnh: Reuters.
Nơi nóng nhất Trái Đất
Do hành trình quá khó khăn, người dân địa phương nhắc tới Dallol như là "cánh cổng vào địa ngục". Không có con đường nào để tiến vào trong, và việc di chuyển bằng lạc đà có thể mất cả ngày. Ảnh: Reuters.
 
T. H (Theo Travel and Leisure/Zing)