(Tin Môi Trường) - Ông Trần Duy Tùng, con trai ông Trần Bắc Hà - cựu Chủ tịch Ngân hàng BIDV đã có đơn gửi tới trụ sở chính của công ty để xin từ chức vụ thành viên Hội đồng quảng trị (HĐQT) Công ty CP Cảng Quy Nhơn.
Thông tin từ Công ty CP Cảng Quy Nhơn, ông Trần Duy Tùng đã có đơn gửi tới trụ sở chính của công ty để xin từ chức vụ thành viên Hội đồng quảng trị (HĐQT) công ty này.
Do đó, căn cứ đơn từ chức của ông Trần Duy Tùng, Tổng Giám đốc Công ty CP Cảng Quy Nhơn - ông Lê Hồng Thái - đã công văn công bố thông tin tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc ông Tùng không còn tư cách thành viên HĐQT công ty này kể từ ngày 1/10 vừa qua.
Thay vào chức vụ của ông Tùng là bà Nguyễn Thị Nghiệp, thành viên HĐQT kiêm cố vấn HĐQT công ty này. Hiện HĐQT Cảng Quy Nhơn gồm có 4 người, do ông Lê Hồng Thái làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.
Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra toàn diện việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định.
Ông Trần Duy Tùng, sinh năm 1985, là con trai ông Trần Bắc Hà - cựu Chủ tịch Ngân hàng BIDV. Trước đó, tháng 7/2017, ông Trần Duy Tùng được bầu làm thành viên HĐQT thay cho ông Trần Tuấn Nghĩa có đơn từ nhiệm.
Tuy nhiên, đến ngày 22/9, sau khi xuất hiện tin đồn thất thiệt ông Trần Bắc Hà bị bắt, ông Tùng bất ngờ gửi đơn xin từ chức thành viên HĐQT Cảng Quy Nhơn. Tin đồn sau đó được xác định là thất thiệt, không có căn cứ nhưng đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam "bốc hơi" gần 2 tỷ USD.
Bên cạnh vai trò điều hành tại Cảng Quy Nhơn, ông Trần Duy Tùng còn là người đại diện pháp luật của Tập đoàn An Phú - doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, khai khoáng, năng lượng.
Công ty CP Cảng Quy Nhơn trước đây là thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Sau khi được cổ phần hóa năm 2013, đơn vị sở hữu cảng biển trọng điểm khu vực miền Trung nhanh chóng thuộc về doanh nghiệp tư nhân - Công ty CP Đầu tư và Khoảng sản Hợp Thành.
Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra toàn diện việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định.
Cảng Quy Nhơn được hình thành năm 1976, đến năm 1993 thì Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước Cảng Quy Nhơn và năm 2009 cảng trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), đổi tên là Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn. Vào tháng 7/2013, Vinalines phê duyệt phương án cổ phần hoá, chuyển Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn thành Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn (QNP).
Theo thông tin báo chí phản ánh gần đây, ngoài hạ tầng cơ sở và diện tích đất bạt ngàn, Cảng Quy Nhơn còn có 6 cầu tàu với tổng chiều dài 824 m, trong đó lớn nhất là cầu tàu số 6 có thể tiếp nhận tàu tải trọng 50.000 tấn giảm tải ra vào làm hàng. Theo nhiều chuyên gia về cảng biển, để có thể tiếp nhận tàu có tải trọng 50.000 tấn, mức đầu tư xây dựng cho riêng cầu tàu này phải hơn 1.000 tỉ đồng. Cảng Quy Nhơn cũng sở hữu 165 phương tiện, thiết bị chuyên dùng trị giá hàng trăm tỉ đồng, trong đó, riêng cần cẩu bờ di động sức nâng 100 tấn có giá trên thị trường khoảng 150 tỉ đồng.
Với khối tài sản đồ sộ như vậy nhưng trước khi cổ phần hoá, Cảng Quy Nhơn chỉ được định giá hơn 404 tỷ đồng mặc dù thời điểm đó cảng có lượng tiền mặt gần 53 tỷ đồng và chỉ nợ ngắn hạn hơn 100 tỷ đồng. Đặc biệt, nhiều tài sản, thiết bị của Cảng Quy Nhơn được định giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế. Điển hình như hàng chục cần cẩu, xe cẩu, xe nâng, tàu lai chuyên dụng trị giá hàng trăm tỉ đồng nhưng chỉ được định giá... hơn 1,9 tỷ đồng.