Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Làm sao xây dựng không gian công sở “xanh” bền vững?

(09:28:19 AM 20/10/2017)
(Tin Môi Trường) - Một doanh nghiệp có không gian công sở “xanh” thì điều này không những góp phần bảo vệ môi trường mà còn cả sức khỏe, tinh thần của đội ngũ nhân viên.

Theo chia sẻ từ Trưởng phòng nhân sự của CareerLink, một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực hỗ trợ nhân sự và tìm kiếm việc làm, thì: “Nếu một doanh nghiệp có thể xây dựng không gian công sở “xanh” thì điều này sẽ đem lại ba yếu tố tích cực: nâng cao năng suất làm việc của nhân viên; tiết kiệm chi phí vận hành; và chung tay bảo vệ môi trường bên ngoài theo xu hướng chung toàn cầu.”

 
Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 5 bước quan trọng để xây dựng không gian “xanh” bền vững nơi công sở.
 
Tham khảo thông tin tuyển dụng mới nhất tại Careerlink
 
 Làm sao xây dựng không gian công sở “xanh” bền vững?
 
1. Phổ biến kiến thức về môi trường đến toàn thể nhân viên
 
Điều đầu tiên để mọi người đồng lòng chung tay xây dựng không gian công sở “xanh”, đó chính là thay đổi nhận thức. Chỉ cần mọi người hiểu rõ và đúng về các hành động vô ý tiêu cực hằng ngày, thì việc tự giác chung tay bảo vệ “ngôi nhà chung” sẽ dễ dàng hơn.
 
Doanh nghiệp nên treo những biểu ngữ, áp phích về tác hại của rác thải ở nơi đông nhân viên qua lại, hoặc tổ chức các buổi sinh hoạt nội bộ về môi trường cho nhân viên. Tuy nhiên, việc thay đổi nhận thức sẽ không thể “ngày một, ngày hai” mà công ty cần kiên nhẫn để mọi người quen dần nề nếp.

2. Bổ sung thêm các quy định sinh hoạt văn phòng cần thiết 
 
Bên cạnh các quy định chung “bất thành văn” giống như các công sở thông thường khác, doanh nghiệp nên đề ra các thêm các điều lệ bổ sung tùy thuộc vào điều kiện văn phòng như chú ý tắt đèn/ máy tính/ điều hòa khi không sử dụng.
 
Thêm nữa, tùy vào mỗi vi phạm mà mỗi nhân viên sẽ bị các chế tài kèm theo như khiển trách cá nhân, cảnh cáo trước tập thể, hoặc trừ lương. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là nhân sự cấp quản lý cần trở thành “tấm gương mẫu mực” để cấp dưới noi theo.
 
3. Phát động và khuyến khích các phong trào “xanh”
 
Doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm không gian làm việc, thói quen của nhân viên và các yếu tố bên ngoài khác để phát động các phong trào “xanh” phù hợp cho tất cả mọi người.
 
Ví dụ như công ty có thể khuyến khích nhân viên sử dụng phương tiện công cộng bằng cách hỗ trợ vé xe buýt, trao thưởng/ tuyên dương người quyên góp nhiều chai nhựa nhất trong tháng, hoặc bổ sung thêm các hoạt động môi trường liên quan trong chuyến dã ngoại do doanh nghiệp tổ chức.
 
 
4. Cắt giảm những hoạt động lãng phí năng lượng
 
Ngoài cố gắng thay đổi nếp sống “xanh” của nhân viên, việc cắt giảm những hoạt động tiêu tốn năng lượng vô ích cũng là điều hết sức lưu tâm. Thực tế, việc này không những giúp môi trường làm việc trở nên thân thiện tự nhiên, mà còn tiết kiệm phần nào chi phí vận hành của công ty.
 
Cụ thể công ty nên hướng mọi người mở cửa sổ nhằm tận dụng ánh sáng mặt trời thay vì đóng kín phòng để sử dụng bóng đèn; nên tận dụng hai mặt giấy và tài liệu cũ nếu có thể; sử dụng kẹp ghim sắt tài liệu thay vì kim bấm. Tuy chỉ là những cắt giảm nhỏ nhưng sẽ tiết kiệm được khối chi phí nếu toàn thể đồng lòng. Bởi vì, hiệu quả tiết kiệm từ “con số” sẽ dễ thúc đẩy ban quản lý ý thức hơn nữa về việc xây dựng môi trường công sở “xanh”.
 
5. Nâng cấp và mở rộng cơ sở vật chất theo tư duy “xanh”
 
Bên cạnh vấn đề thắt chặt nguồn năng lượng lãng phí, thì bộ phận quản lý nên chú trọng đến việc nâng cấp cơ sở vật chất làm việc hiện tại theo tư duy “xanh”. Bởi theo thời gian, một số dụng cụ như máy photocopy, máy điều hòa, bóng đèn sử dụng quá lâu sẽ “thải” ra nhiều chất độc hại, hoặc tiêu hao nhiều năng lượng hơn trước.
 
Do đó, tùy thuộc vào ngân sách công ty hoặc ý muốn của tập thể mà ban quản lý nên có những kế hoạch thay mới, bổ sung hoặc nâng cấp môi trường làm việc hợp lý. Cụ thể, doanh nghiệp nên chọn đồ dùng/ vật trang trí có thể tái sử dụng nhiều lần như: cốc uống nước bằng sứ thay vì bằng nhựa; bố trí thêm cây cảnh; xây nhiều cửa sổ để tạo không gian mở tự nhiên; ưu tiên mua bàn/ ghế bằng các vật liệu thân thiện như gỗ vụn ép, tre, nhựa tái chế; chọn loại bóng đèn/ máy móc có nhãn tiết kiệm điện.
 
Tóm lại, doanh nghiệp có ý thức xây dựng không gian công sở “xanh” sẽ trở thành một xu thế phát triển bền vững trong tương lai. Bởi bên cạnh yếu tố bảo vệ môi trường, thì không gian làm việc thân thiện tự nhiên sẽ góp phần cắt giảm sự lãng phí và ngày càng nâng cao tinh thần làm việc cũng như ý thức sử dụng tài nguyên hiệu quả của nhân viên.
TRUNG THÀNH