Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Phương pháp điều trị viêm gân mạn tính hiệu quả nhất hiện nay là dùng sóng radio, vốn được áp dụng từ lâu trên thế giới nhưng gần đây mới vào Việt
Tiến sĩ Lưu Hồng Hải, Viện phó Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết trung bình mỗi năm, cơ sở này tiếp nhận và điều trị cho khoảng 500 - 700 ca viêm gân, trong đó 95-99 phần trăm đã chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Một ca viêm gan mạn được điều trị bằng sóng radio. Ảnh: Khánh Linh. |
Chị Nguyễn Thu L., 37 tuổi, tập cầu lông bị đau mỏi và yếu cánh tay phải. Nghĩ là do tập quá nhiều, chị tự mua thuốc giảm đau về bôi và uống. Sau hai tuần, chị thấy không đỡ mà còn tiếp tục đau từ vùng khớp vai xuống khuỷu tay và lan dần lên cổ. Dù đã cố gằng hạn chế vận động và dùng một số thuốc nhưng các vùng đau ngày càng lan rộng và cường độ cao hơn. Đến khám tại Bệnh viện 108, chị được chẩn đoán viêm gân trong khớp vai (chóp xoay).
Cách xử trí khi bị viêm gân: - Ngưng hoạt động gây đau. Trong 48 - 72 giờ đầu bị đau, cứ 4-8 tiếng phải chườm nước đá 20 phút, sau đó điều trị bằng hơi nước nóng. - Khoảng 10 ngày kể từ khi phát hiện triệu chứng đầu tiên, bắt đầu thực hiện những bài tập kéo giãn. - Sau hai tuần, nếu vẫn còn đau, nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị. |
Còn ông Trần Văn Đ., 50 tuổi, ở Nam Trực,
Gần đây, ông Đ. phải đi cà nhắc, di chuyển rất khó khăn. Đến Bệnh viện 108 khám, ông mới bàng hoàng biết là do để quá muộn, bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Theo tiến sĩ Lưu Hồng Hải, viêm gân là một bệnh lý rất hay gặp trong đời sống. Chỉ cần một chút vận động mạnh gây căng giãn gân quá mức cũng có thể dẫn đến bệnh này.
Đặc biệt trong những năm gần đây, phong trào tập luyện thể dục thể thao của người dân phát triển mạnh nên số người bị viêm gân cũng tăng cao. Bệnh nhân không chỉ gồm những người lao động nặng, tập luyện thể thao thường xuyên, chơi những môn đòi hỏi sức mạnh mà gặp cả ở người đi bộ, chạy bộ, chơi cầu lông….
Thuốc đặc trị là sóng radio
Thạc sĩ Nguyễn Quốc Dũng, khoa phẫu thuật khớp, Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện 108, cho biết dấu hiện viêm gân thường thấy là đau nhiều, đau dai dẳng tại các vị trí đầu gân như gót xoay, gân bánh chè, gân khuỷu, gân asin…, đặc biệt là khi vận động. Nếu điều trị bằng thuốc, các phương pháp lý liệu không khỏi thì có thể bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính. Thời điểm để xác định viêm gân mạn tính là 90 ngày kể từ lúc khởi phát cơn đau.
“Người bị viêm gân mạn tính nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể dẫn tới teo gân, teo cơ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận động và chất lượng cuộc sống”, thạc sĩ Dũng cảnh báo.
Theo tiến sĩ Lưu Hồng Hải, phương pháp điều trị viêm gân mạn tính hiệu quả nhất hiện nay là dùng sóng radio, vốn được áp dụng từ lâu trên thế giới nhưng gần đây mới vào Việt Nam. Việc điều trị khá đơn giản. Bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ hoặc siêu âm xác định vị trí tổn thương rồi gây tê tại chỗ.
Bác sĩ rạch một đường khoảng 2-3 cm trên đường gân bị tổn thương rồi đưa các dụng cụ vào. Một luồng radio cao tần sẽ cắt các sợi dính vi thể trong gân, thủ phạm gây đau và viêm gân. Sóng radio cũng làm tăng sinh hệ thống mạch máu đến gân, giúp gân dần bình phục.
Ưu điểm của phương pháp này là người bệnh không bị đau, ít biến chứng, có thể xuất viện ngay trong ngày. Sau 1-2 tuần, họ có thể vận động, sau 1-2 tháng có thể làm việc bình thường. Đối với vận động viên chuyên nghiệp thì sau 2-3 tháng có thể quay trở lại tập luyện và thi đấu.
(Theo Đất Việt)