Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Khi bắt tôm cần phải cẩn thận
Vào lúc 16h00, ngày 16/1, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ tiếp nhận bệnh nhân Lê Minh Nhựt trong tình trạng đau nhiều vùng cổ, khó thở do bị một con tôm lọt vào cổ họng.
Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ khoa tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa TW Cần Thơ tiến hành mổ nội soi cấp cứu. Kíp mổ do Phó khoa, Bác sĩ chuyên khoa 1 Lâm Chánh Thi mổ chính. Khi đưa ống nội soi cứng vào khí quản bác sĩ phát hiện con tôm nằm trong khí quản đã chết.
Để tránh sây sát đường thở, kíp mổ phải cắt đầu tôm đem ra, phần thân tôm tiếp tục rơi sâu vào phế quản phổi phải nên phải cắt con tôm ra từng phần để lấy ra. Sau hai giờ mổ các bác sĩ đã lấy ra được hết con tôm dài khoảng 7 cm.
Bác sĩ Lâm Chánh Thi cho biết ca mổ đã huy động cả bác sĩ gây mê và bác sĩ chuyên khoa phổi. Trường hợp lấy dị vật đường thở tại bệnh viện có rất nhiều, mỗi tháng vài chục ca nhưng trường hợp này lại khá phức tạp và nguy hiểm ở chỗ can thiệp chuyên môn ngay trên đường thở của người bệnh đã gây mê, chỉ cần sơ suất nhỏ hoặc phối hợp thiếu nhịp nhàng với kíp gây mê trong việc cung cấp ôxy hỗ trợ hô hấp là bệnh nhân có thể giãy chết do co thắt ( suy) hô hấp.
Sau mổ lại phải dùng ống nội soi mềm để soi kiểm tra hút hết các mảnh dị vật có thể còn sót như râu, càng, chân, vỏ tôm ra vì chỉ cần sót một chút bệnh nhân cũng có thể bị viêm phổi.
Anh Nhựt kể lúc mò được tôm anh đưa lên miệng ngậm giữ tôm để rảnh tay mò tiếp thì liền bị tôm búng vào họng. Anh đã thử khạc, móc họng cho ói ra nhưng do con tôm có thói quen búng lùi nên càng ngày nó càng chui sâu vào cổ họng.