Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Y học cổ truyền cho rằng khí thử thấp (nóng ẩm) là chủ khí của mùa hạ, làm cho cơ thể bị hao tổn tân dịch, hao khí; thử với thấp tà thường cùng phối hợp gây bệnh, làm cho bệnh tà rất khó khu trừ, ảnh hưởng đến cơ thể.
Chữ thanh bao hàm hai nghĩa: Một là thanh nhiệt – vì thời tiết nóng bức, dương nhiệt quá thịnh dễ làm thương tổn phần dịch trong nhân thể nên phải lựa chọn những thức ăn có tính mát để lập lại sự cân bằng giữa nội giới và ngoại giới; Hai là thanh đạm, nghĩa là dùng đồ ăn thức uống dễ tiêu, dễ ăn và không gây trở ngại cho quá trình tiêu hoá và hấp thu của tỳ vị.
Bởi vậy việc lựa chọn các món ăn trong mùa hè cũng cần phải có những hiểu biết nhất định về dinh dưỡng học cổ truyền. Có thể dùng các đồ ăn và loại thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải thử nhiệt như dưa hấu, canh đậu xanh, hà diệp, ngân hoa, hoắc hương, mai chua, v.v.
Mùa hạ thử nhiệt thấp thịnh, cơ thể ưa mát, thường thấy miệng khát, nhiều mồ hôi, không muốn ăn cơm, mệt nhọc. Nên chọn loại đồ ăn thức uống có thể thanh tâm hoả, phương hương (có mùi thơm), trừ thấp, như củ cải, trúc diệp, lá sen (hà diệp), cúc hoa, bội lan, mạch đông, dưa hấu, phục linh.
Điều dưỡng hợp lý theo mùa chẳng những hạn chế sự xuất hiện bệnh tật của mùa đó mà còn tạo cơ sở phòng bệnh tốt cho mùa sau. Mùa hạ viêm nhiệt (nóng nực), nên chủ ý nghỉ ngơi, không nên lao lực quá độ, không nên phơi nắng quá nhiều đề phòng trúng thử.
Sau khi ra mồ hôi nên kịp thời thay quần áo, không nên quá ham mát lạnh, ăn uống nhiều đồ lạnh sống, nhất là nước đá, ẩm thực nên thanh đạm, dễ tiêu hoá, không nên ăn quá nhiều cá, thịt, và đồ cay nóng.