Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Hội thảo Sản xuất hữu cơ tại Việt Nam và xu hướng phát triển

(18:50:29 PM 28/03/2017)
(Tin Môi Trường) - Cà Mau, 27-28.3.2017 – Hôm nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau phối hợp với Cơ quan Hợp tác phát triển Đức (GIZ), Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), Hiệp hội Hữu Cơ Naturland và Sài Gon Co.op đồng tổ chức Hội thảo 02 ngày về Sản xuất hữu cơ tại Việt Nam và xu hướng phát triển, mục tiêu của hội thảo là nhằm phát triển và tăng cường phát triển tiềm năng của sản xuất hữu cơ tại Việt Nam

Hội thảo Sản xuất hữu cơ tại Việt Nam và xu hướng phát triển

Ảnh minh hoạ: IE

 
Từ năm 1999, trên cơ sở sáng kiến của Việt Nam và triển khai một số dự án liên kết giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, đây là một trong những tiền đề để tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm hữu cơ tại thị trường Châu Âu tại thời điểm đó. Bên cạnh đó, bắt đầu xuất hiện sự gia tăng về nhu cầu thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng Việt Nam trong thời qua cũng làm cho sản xuất xuất hữu cơ được chú trọng hơn. Sự tăng trưởng kinh tế và tính ổn định của ngành sản xuất hữu cơ của Việt Nam cũng là một trong những yếu tố quan trọng để đẩy mạnh chuỗi giá trị và tăng trưởng của ngành này trong tương lai.
 
Ngành nông nghiệp và nuôi thủy sản là trong số ngành sản xuất quan trọng nhất và có sự phát triển vượt bậc trong hơn hai thập kỷ qua. Mặc dù đang đối mặt với nhiều thách thức như phải đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu về sản phẩm sạch, an toàn, chất lượng cao và đặc biệt là các sản phẩm hữu cơ. “Khách hàng quốc tế luôn yêu câu rất cao về tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm, bao gồm cả tôm và các sản phẩm nông nghiệp khác. Trong khí đó, thị trường sản phẩm hữu cơ đang rất tiềm năng để cải thiện chất lượng cũng như an toàn thực phẩm”, TS. Christian Henckes, Giám đốc Chương trình quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICMP) do GIZ thay mặt chính phủ Đức, Austrailia và Việt Nam thực hiện, nói “Chính phủ, các Doanh nghiệp và người sản xuất phải hợp tác để đáp ứng được các tiêu chuẩn đề ra mà không làm tổn hại đến môi trường.” 
 
Hiện nay, sản xuất hữu cơ tại Việt Nam có tiềm năng rất lớn, tuy nhiên, ngành này vẫn cón một số thách thức, đặc biệt là nhu cầu thị trường và các thực hành sản xuất vẫn cần được cải thiện hơn nữa, và làm thế nào để thúc đẩy sản xuất xanh vẫn là một câu hỏi lơn.
 
“Hỗ trợ của quốc tế từ GIZ, SNV và các tổ chức khác cho phát triển bền vững cho ngành sản xuất là hết sức quan trọng, trong khí đó khối tư nhân, Doanh nghiệp là yếu tố quyết định để hỗ trợ Chính phủ Việt nam trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng cải thiện các chuỗi giá trị, sản xuất thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh thương mại ngành nông nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long” Ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nhấn mạnh thêm khi phát biểu tại Hội thảo “tăng trưởng xanh là ưu tiên hang đầu cho phát triển tại Cà Mau, tỉnh có lợi thế về diện tích rừng ngập mặn, vì thế chính sách của tỉnh là khuyến khích khối Doanh nghiệp và người sản xuất tăng cường theo hướng sản xuất bền vững, trong đó sản xuất hữu cơ là một biện pháp quan trọng”.
 

Hiện nay, một diện tích lớn nuôi tôm sú trong rừng ngập mặn của Cà Mau đã được chứng nhận bởi một số tiêu chuẩn quốc tế như Naturland, EU organics và các tiêu chuẩn khác, điều này đã góp phần tăng lợi ích và giá trị cho người sản xuất nói riêng và cho phát triển kinh tế xanh nói chung.
 
Hội thảo Sản xuất hữu cơ tại Việt Nam và xu hướng phát triển
Ảnh minh hoạ: IE
 
Bên cạnh đó, đồng bằng Sông Cửu Long cũng nhận được sự hỗ trợ của dự án “Nhân rộng mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái rừng ngập mặn, tại ĐBSCL (MAM2), do SNV thực hiện tại Cà Mau, IUCN thực hiện Trà Vinh, Bến Tre. Đây là một trong những sáng kiến thích ứng với BĐKH thế giới (IKI). Dự án nhằm khôi phục rừng ngập mặn thông qua mô hình nuôi bền vững, được chứng nhận, hợp tác cùng doanh nghiệp chế biến thuỷ sản: nâng cao năng lực và xây dựng chuỗi cung ứng cho vùng ven biển tỉnh Cà Mau. Trên 2.000 hộ dân tham gia, 4 doanh nghiệp liên kết cùng chương trình. Thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Cà Mau (QD 111/UBND). “qua các lớp tập huấn và cầm tay chỉ việc của dự án, chúng tôi đã tự theo dõi tại nhà: độ mặn, pH, độ đục của nước để thả giống. Chúng tôi cũng thấm thía được không cần thả nhiều “pot” (con giống/PL)… tôi đã thu được nhiều hơn 15% so với trước đây”, ông Huỳnh Hưng Duyệt, một nông dân ở Nhưng Miên đã cho biết như thế. Ngoài ra, 550 hộ đã được nhận tiền chi trả dich vụ môi trường rừng từ doanh nghiệp hàng năm. 
 
Sai Gon Co.op là một trong những nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam đã cam kết đẩy mạnh phát triển kinh Doanh đối với các sản phẩm hữu cơ thông qua hang loạt các hoạt động kết nối chuỗi cung ứng ở các cấp độ khác nhau, đây là một sang kiến quan trọng để thúc đẩy cho ngành hữu cơ trong tương lai 
 
Hội thảo cũng đã nhận được rất nhiều ý kiến từ hơn 80 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, Doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và người sản xuất. Có thể khẳn định rằng sản xuất hữu cơ là một trong những ngành sản xuất xanh có thể mang lại giá trị cho các sản phẩm của Việt Nam trên toàn cầu, như tôm hữu cơ, và đồng thời hỗ trợ trong tiến trình bảo vệ bền vững dải ven biển của đồng bằng Sông Cửu Long.
PHƯƠNG LINH