Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Nhà sư chùa Sơn An ở Vĩnh Long xin nhận lại chim khổng tước

(22:36:00 PM 27/10/2016)
(Tin Môi Trường) - Nhà sư chùa Sơn An ở Vĩnh Long khẳng định con khổng tước mà Thảo Cầm Viên Sài Gòn vừa bắt là một trong ba con mà chùa bị mất trộm hai tháng trước.

Nhà sư chùa Sơn An ở Vĩnh Long xin nhận lại chim khổng tước 

Nhà sư ngôi chùa ở miền Tây lên Sài Gòn nhận lại chim khổng tước. Ảnh: Tin Tin
 
Chiều 27/10, một nhà sư ở chùa Sơn An (huyện Long Hồ, Vĩnh Long) đến Thảo Cầm Viên Sài Gòn xin nhận lại chim khổng tước vừa được đơn vị này bắt trước đó một ngày. Sau hồi quan sát, nhà sư khẳng định đây là một trong 3 con chim công mà chùa bị mất trộm. 
 
Theo nhà sư, việc mất 3 con chim xảy ra ngày 22/8, chùa có báo với Công an huyện Long Hồ (Vĩnh Long) nhưng chưa tìm được. 3 con khổng tước có giá trị khoảng 60 triệu đồng, được nuôi khá lâu trong khuôn viên chùa. Chúng được nhốt trong chuồng làm bằng lưới, có hàng rào bao bọc, đêm khóa cửa cẩn thận nhưng vẫn bị mất. 
 
Nhiều sư sãi trong chùa rất buồn vì 3 chú chim quý bầu bạn lâu nay bị lấy trộm nên ra sức tìm kiếm. "Nghe tin nó xuất hiện ở Sài Gòn, xem hình thấy rất giống nên chùa cử tôi nên xác minh. Vừa nhìn thấy là biết nó rồi nên tôi rất mừng", nhà sư bày tỏ.
 
Đại diện Thảo Cầm Viên đã hướng dẫn nhà sư quay trở về địa phương xác minh một số giấy tờ rồi lên làm thủ tục nhận chim.
 
Nhà sư chùa Sơn An ở Vĩnh Long xin nhận lại chim khổng tước
Chim khổng tước được nuôi dưỡng trong Thảo Cầm Viên. Ảnh: Tin Tin
 
Trước đó, ngày 25/10, chú chim khổng tước bất ngờ xuất hiện trên đường Trần Quốc Thảo (quận 3) khiến nhiều người thích thú quan sát. Một số thanh niên sau đó dùng gậy rượt bắt nhưng bất thành.
 
Một ngày sau, người của Thảo Cầm Viên phối hợp với chính quyền bắt được con chim mang về nuôi dưỡng. Đây là giống công xanh Việt Nam, phân bố chủ yếu ở Nam Trung Bộ, nằm trong sách đỏ thuộc nhóm 1B, rất quý hiếm.
Theo VNE