Giá sừng tê giác giảm 50% tại Việt Nam và Trung Quốc
Theo một bài báo của Esmond Martin và Lucy Vigne in trong ấn phẩm quý Swara (tạp chí của East African Wildlife Society), phỏng vấn các nhà buôn sừng tê giác tại Viêt Nam vào cuối năm 2015, cho biết giá bán sỉ và bán lại sừng tê giảm một nửa so với năm 2013. Tương tự, tại Quảng Châu, Trung Quốc, bài báo trích từ nghiên cứu của Karl Amman dẫn chứng sự rơi giá của thị trường bán sỉ sừng tê giác thô từ 65,000USD/kg năm 2012 xuống 30,000USD/kg năm 2015.
Tại Trung Quốc và Việt Nam, WildAid thực hiện một chiến dịch truyền thông cùng với Quỹ Hoang Dã Phi Châu qua các thông điệp truyền hình và bảng quảng cáo có hình ảnh các đại sứ Thành Long, Diệu Minh, Hoàng tử William và David Beckham, cùng nhiều gương mặt khác. Sau 2 năm khởi động chiến dịch tại Trung Quốc, nhận thức cộng đồng về việc Tê giác trong hoang dã bị săn bắt lấy sừng tăng lên mức 52%, từ 33% năm 2012 đến 50% năm 2014. Song song đó, niềm tin rằng sừng tê giác có giá trị chữa bệnh giảm 24%, từ 58% năm 2012 xuống 45% năm 2014. Hơn 90% người Trung Quốc tham gia khảo sát cho biết họ đồng tình rằng săn trộm lấy sừng là một vấn đề nghiêm trọng (hoặc rất nghiêm trọng) đe dọa tê giác, từ 22% đến 74% trong năm 2012. Sự gia tăng này biểu hiện rõ rệt nhất tại Bắc Kinh, trong hai năm tăng từ 6,1% đến 54%
Liên minh Nam Phi lo ngại về nạn săn trộm
Dựa theo khảo sát mà WildAid thực hiện tại Nam Phi, 82% tin rằng nạn săn trộm tê giác là "một vấn đề nghiêm trọng", 81% bày tỏ họ "rất buồn" nếu tất cả tê giác hoang dã bị giết, và 72% tin rằng chính quyền không làm tốt nhiệm vụ để ngăn chặn săn trộm. Sự cảm mến dành cho tê giác là giống nhau trên toàn thế giới, bất kể màu da hay chủng tộc, cho thấy chúng ta có một xã hội đoàn kết như thế nào đối với vần đề này.
Giá ngà voi giảm 70% kể từ năm 2014 tại Trung Quốc và Hồng Kông
Năm qua, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Đặc khu trưởng Hồng Kông Lưu Chấn Anh cam kết sẽ chấm dứt dần nạn buôn bán ngà voi. Một khảo sát gần đây thực hiện bởi nhóm bảo tồn Save The Elephants cho biết giá ngà voi ở 8 thành phố thuộc đại lục Trung Quốc trong hai năm tính đến năm 2015 đã giảm 50%. Các bằng chứng riêng rẽ cho thấy giá có thể giảm hơn nữa trong năm nay. Yêu cầu thị trường tại Trung Quốc tháng 5 năm 2016 cho thấy giá ngà voi thô vào khoảng 450 - 900 USD mỗi kg, giảm 57-58% so với mức giá 2,100USD/kg năm 2014 tại Đại lục.
Một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với một thương nhân Hồng Kông thực hiện trong tuần này cho thấy một sự suy giảm mạnh mẽ, đến 69%, và mức giá xấp xỉ 645USD/kg kể từ tháng 5 năm 2016, mặc dù đã chạm đến một mức rất thấp là 385USD/kg vào tháng Ba, nhờ vào thông báo cấm cửa của chính phủ Hồng Kông vào tháng 1.
Tiêu thụ vi cá tại Trung Quốc giảm hơn 80%
Năm 2014, WildAid báo cáo về sự giảm mạnh trong mức tiêu thụ vi cá mập tại Trung Quốc, xấp xỉ 50 - 70% theo lời của các nhà buôn và các khảo sát độc lập trong bản báo cáo "Bằng chứng giảm nhu cầu tiêu thụ vi cá mập tại Trung Quốc".
Cơ quan quản lý CITES Trung Quốc cho hay tiêu thụ vi cá tại nước này hiện đã giảm 80% dựa trên thông tin báo cáo từ một ấn phẩm của Hiệp hội Thủy sản và Chế biến Trung Quốc mang tên "Tổng quan về Sử dụng tài nguyên cá và Cơ chế giám sát hiện tại". Báo cáo cho biết vây cá mập nhập khẩu vào Trung Quốc giảm 82% giai đoạn 2011 - 2014 và dự đoán doanh số bán sỉ tại Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu cũng giảm 81% từ 2010 đến 2014. Mức giảm năm 2015 chưa được công bố trong ấn phẩm này. Đồng thời, giá bán sỉ cũng giảm 50 - 67% từ 270 - 300USD/kg năm 2011 xuống 90 - 150USD năm 2014.
Hiệp hội thương mại vây cá mập Hồng Kông không tham gia Công ước CITES vì triển vọng thương mại thấp
Chủ tịch Hiệp hội Thủy Sản Hồng Không, Ricky Leung Lak-kee, người đại diện cho Hiệp hội Thương mại vây cá mập Hồng Kông, nói với tờ South China Morning Post rằng lần đầu tiên trong năm, không ai từ tổ chức của ông sẽ tham dự hội nghị vì "triển vọng thương mại thấp", ông nói thêm: "Chúng tôi không phản đối bất kỳ điều chỉnh nào của Công ước CITES, vì nó có giá trị toàn cầu và dựa trên khoa học và thực tế, chúng ta phải chấp nhận", ông nói. "Nhưng các nhà bảo tồn đang thực sự đẩy nó đến cực hạn với "tiêu chuẩn" của riêng mình bằng những đề án thiếu hợp lý".
Trữ lượng lược mang cá đuối và cá đuối bay ở Trung Quốc giảm 63% tính từ năm 2013
Năm 2013, từ những khảo sát thị trường, WildAid ước tính Trung Quốc tiêu thụ khoảng 6,915 lược mang cá đuối và cá đuối bay tương đương 6,915. Hoạt động mua bán tập trung ở Quảng Châu, Trung Quốc, WildAid thực hiện một chiến dịch nâng cao nhận thức nhằm thuyết phục người tiêu dùng ngừng mua và tiêu thụ các sản phẩm này. Một cuộc điều tra thị trường thực hiện năm 2015 cho thấy tại Quảng Châu các kho chứa vây cá đuối giảm 63% tính từ năm 2013: từ 7,468kg xuống 2,764kg, tương đương với 2,579 chiếc lược mang. Đây là một bước tiến đáng ghi nhận, song cũng còn một nhu cầu bức thiết cần phải cắt giảm.
Hơn nữa, có 79% người tham gia khảo sát tại Quảng Châu năm 2016, đã từng thấy các đoạn thông điệp truyền thông công ích và biển quảng cáo của WildAid, trong khi có 89% người đồng ý rằng mua và ăn peng yu sai – một vị thuốc có thể bồi bổ sức khỏe từ bộ phận của cá đuối có hàm lượng kim loại nặng vượt quá mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới - sẽ đe dọa sự tồn tại của loài này. 98% người tham gia ủng hộ việc bảo vệ cá đuối, và trong giai đoạn từ 2014 -2016, 67% người thực hiện lại khảo sát tại Quảng Châu đã ngừng hoặc giảm dùng peng yu sai.