Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Bà Mười ở chung cư
Người nhà của bà Mười kể, bà bất ngờ qua đời, được đưa từ bệnh viện Tâm Đức (khu Nam TP HCM) về nhà nhưng gia đình đắn đo không biết tổ chức ma chay ở đâu. Cuối cùng, vì chung cư quá chật hẹp, lại không có phòng cộng đồng, nên cả nhà thu vén về quê cũ ở Long An. Tẩm liệm thi hài xong, đoàn xe tang tiếp tục chở bà Mười ngược về Sài Gòn, tạt vào chung cư và chạy quanh đây vài vòng từ biệt rồi mới đưa người chết về nơi an nghỉ cuối cùng.
“Hôm 29/3, trước khi mất, mẹ từng đề xuất với ban quản trị phải lấy lại nhà cộng đồng để làm nơi sinh hoạt chung cho cư dân, phòng khi hội họp, lễ lộc, tang chế… còn có chỗ mà tổ chức. Mẹ chết, tâm nguyện này coi như dở dang”, con của bà Mười chia sẻ với VnExpress.net.
Đây cũng là nỗi thất vọng chung của gần 2.500 cư dân sống trong cụm chung cư Conic bao gồm Đông Nam Á, Đình Khiêm, Garden, tại huyện Bình Chánh. Bởi lẽ, Đông Nam Á và Đình Khiêm không có nhà cộng đồng;
Mặt tiền của block A chung cư Conic Garden, dự án do Công ty Lĩnh Phong Conic làm chủ đầu tư. Ảnh: Vũ Lê. |
Trong lần tổ chức hội nghị nhà chung cư diễn ra hồi tháng 3, hàng trăm cư dân Đông Nam Á phải xuống nhà xe ngột ngạt để dự họp. Chứng kiến cảnh này, anh
Một ông lão ở hộ D505 qua đời, vì không còn nhà nào khác để về nên tang lễ đành phải tổ chức trên lầu 5. Căn hộ vốn có diện tích chật hẹp, thêm vào đó, quan tài của người chết vào thang máy không lọt, vì thế phải mất hơn một giờ đồng hồ, gần chục thanh niên mới khiêng nổi ông cụ xuống đất theo lối cầu thang bộ.
Rút kinh nghiệm từ khó khăn trên, khi trong nhà có người mất, dân Đình Khiêm phải thuê nhà tang lễ ở tận khu trung tâm TP HCM để lo ma chay. Ban quản trị chung cư Đông Nam Á và Đình Khiêm đã nhiều lần phản ảnh lên Công ty Conic vấn đề này nhưng mọi chuyện đều chìm vào yên lặng và không có hướng giải quyết.
Nói như ông Nguyễn Cự Quyền, Trưởng Ban quản trị Lâm thời Chung cư Conic Garden, nếu chết ở chung cư thì thật khổ vì người mất bị tước đi quyền được về thăm nhà lần cuối. Láng giềng muốn đi đám tang để chào biệt cũng bó tay vì không có chỗ để tổ chức. Ông Quyền cho hay, tuy Garden có nhà sinh hoạt cộng đồng rất khang trang nhưng hiện nay hạng mục này được ban quản lý sử dụng sai mục đích và chưa giao trả lại.
Ông Quyền cũng băn khoăn và ái ngại về tình trạng tổ chức đám tang cập rập, đôn đáo chạy khắp nơi của hàng xóm. "Đời người có một lần sinh tử, ngôi nhà và láng giềng là mối quan hệ quan trọng với người Việt, nếu lúc ra đi mà phải vội vã và bối rối như thế thì thật ấm ức", ông nói.
Chung cư Conic Đông Nam Á nằm cạnh tòa nhà Đình Khiêm cùng chung số phận không có nhà sinh hoạt cộng đồng cho cư dân. Ảnh: Vũ Lê. |
Trao đổi với PV, Phó Giám đốc Công ty Lĩnh Phong Conic Nguyễn Thị Thanh Tú, đồng thời là thành viên của Ban quản lý chung cư Conic giải thích: "Trong quy hoạch 1/500 Khu
Một mặt thừa nhận sự bất tiện cho cư dân vì thiếu nhà cộng đồng ở cụm Đình Khiêm và Đông Nam Á, mặt khác bà Tú cho rằng công ty làm đúng theo quy hoạch.
Riêng đối với Garden, bà Tú cho biết vì xây dựng sau hai cụm chung cư Đình Khiêm và Đông Nam Á nên chung cư này may mắn được chủ đầu tư bổ sung nhà cộng đồng. Tuy nhiên, do thời gian đầu không sử dụng đến nên Ban quản lý cho vườn trẻ mượn tạm. Bà Tú phân bua rằng, đến cuối tháng 5, tức là dịp hè năm nay vườn trẻ sẽ trao trả nhà cộng đồng cho Ban quản trị.
"Không có chuyện Ban quản lý sử dụng nhà cộng đồng để kinh doanh bỏ túi riêng, chúng tôi chỉ cho vườn trẻ mượn không thu một xu tiền phí", bà Tú khẳng định.
Theo một thành viên ban quản trị tạm thời của chung cư Đông Nam Á, cả ba tòa nhà có khoảng 700 căn hộ, số dân lên đến gần 2.500 người. Thế nhưng tất cả đều không có nhà cộng đồng hoặc có thì sử dụng sai mục đích đã gây ra nỗi thất vọng lớn cho cư dân. Người này cho rằng: "Sự nhếch nhác về văn hóa kèm theo việc giao chủ quyền nhà ỳ ạch của chủ đầu tư là một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ bán căn hộ tại đây tăng lên chóng mặt vài năm nay".
"Người cũ ngao ngán muốn thoát ra, người mới không biết nội tình, thấy giá rẻ lại nhào vô. Chung cư có giá trị phải giữ chân người dân sống lâu dài để an cư lạc nghiệp chứ không thể là cái chợ hoặc nơi có những cuộc tháo chạy vội vã", ông nói.
Một chuyên gia trong lĩnh vực đô thị và hạ tầng nhận định, nhà sinh hoạt cộng đồng của chung cư là không gian xã hội đóng vai trò bổ sung cho không gian kiến trúc. Khi dân lấp đầy chung cư, nhu cầu xã hội cũng tăng lên nên nhà cộng đồng cần được xem là một hạng mục thiết yếu.
"Quên nhà sinh hoạt cộng đồng là quên nhu cầu xã hội của con người, chung cư trở thành khối kiến trúc vô cảm và cứng nhắc", ông nhấn mạnh.
(Theo VnExpress)