Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Nỗi lo “xác sống điện thoại” ở Seoul Tin mới nhất

(20:11:30 PM 16/08/2016)
(Tin Môi Trường) - Là một trong những quốc gia có nhiều người sở hữu điện thoại di động cao nhất thế giới (hơn 80%), Hàn Quốc đang phải đối mặt tình trạng một bộ phận người dùng điện thoại vật vờ trên đường phố y hệt những xác sống trong các bộ phim kinh dị.

Tại thủ đô Seoul – Hàn Quốc, nhiều khách bộ hành vừa đi trên vỉa hè, lòng đường, vừa sử dụng điện thoại di động. Dường như họ không quan tâm đến bất cứ điều gì đang diễn ra xung quanh, ngoại trừ việc nhắn tin, xem thông báo... trên một màn hình bé tí.

Shin Ji-won, 24 tuổi, nói với đài CNN (Mỹ) về một sự cố mà người này gặp phải: “Khi băng qua đường, tôi vẫn sử dụng điện thoại và suýt nữa thì bị một chiếc xe hơi tông phải. Tôi nghĩ không có gì nghiêm trọng nên vừa đi bộ vừa nhắn tin. Có lẽ tôi đã không nhận ra sự nguy hiểm của hành động vừa rồi”.
 
Một y tá tên Shin Ji-won cũng cho biết cô là một “xác sống điện thoại” và nghĩ rằng bản thân phải thay đổi nhưng chưa biết nên bắt đầu từ đâu.
 
 Nỗi lo “xác sống điện thoại” ở Seoul
Một bộ phận giới trẻ Hàn Quốc đang tự biến mình thành "xác sống điện thoại". Ảnh: CNN
 
Theo chính quyền Seoul, số vụ tai nạn giao thông liên quan tới điện thoại di động đã tăng gấp 3 lần trong vòng 5 năm qua. Giám đốc Sở giao thông vận tải thành phố Kang Jin-dong cho biết số các trường hợp khách bộ hành bị thương liên quan tới điện thoại di động đủ lớn để chính phủ phải đề ra các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức người dùng.
 
Tại 5 khu phố đi bộ sầm uất nhất ở Seoul, nhà chức trách đã cho đặt những bảng cảnh báo mới để nhắc nhở khách bộ hành đi trên vỉa hè. Một trong những bảng cảnh báo có nội dung: “Cẩn thận dùng điện thoại khi đi bộ”, phía trên là biểu tượng một người mải mê dùng điện thoại tới mức đâm vào xe hơi. Trong khi đó, một tấm bảng khác viết: “Đi lại an toàn”.
 
Giám đốc Kang thừa nhận chiến dịch đặt bảng cảnh báo kéo dài 6 tháng, tốn kém khoảng 33.000 USD nói trên đang có dấu hiệu tiến triển. Vào năm tới, mô hình này sẽ được nhân rộng khắp cả nước.
 
Đài CNN cho biết Seoul không phải thành phố đầu tiên đề ra biện pháp đối phó tình trạng người đi bộ phân tâm khi dùng điện thoại trên đường. Trước đó, TP Augsburg – Đức cũng gắn đèn LED nhấp nháy trên mặt đất để cảnh báo khách bộ hành băng qua đường ray xe điện.
 
Trong năm 2014, một công viên ở TP Trùng Khánh - Trung Quốc sơn những “làn đường dành cho điện thoại” dài 30 m trên vỉa hè: một bên dành cho người không dùng điện thoại, bên còn lại cho người dùng điện thoại.
 
Thành phố Rexburg, bang Idaho – Mỹ năm 2011 cũng thông qua đạo luật phạt 50 USD đối với những người nhắn tin trên điện thoại khi băng qua đường.
 
(Theo CNN, NLĐ)