Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Chuyển đổi rừng khộp sang trồng cao su ở Đắk Lắk - lợi ít hại nhiều

(23:06:01 PM 11/08/2016)
(Tin Môi Trường) - Hiện nay, phần lớn diện tích cao su được trồng trên đất rừng khộp (rừng thưa lá rộng, rụng lá theo mùa) ở huyện Ea Súp, Buôn Đôn (Đắk Lắk) đã gần hết chu kỳ kiến thiết c ơ bản nhưng vẫn c òi cọc, kém phát triển, hiệu quả kinh tế không cao. Trong khi đó, môi trường sinh thái trên địa bàn huyện Ea Súp, Buôn Đôn ngày càng biến đổi phức tạp gây bất lợi cho sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

 Chuyển đổi rừng khộp sang trồng cao su ở Đắk Lắk - lợi ít hại nhiều

Hệ sinh thái rừng khộp bị mất đi không dễ gì có thể khôi phục được

 

* Bất chấp khuyến cáo khoa học 
 
Ngày 3/11/2009, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển cây cao su giai đoạn 2009 – 2020, trong đó có chuyển đổi gần 8.000 ha rừng khộp của các huyện Ea Súp, Buôn Đôn sang trồng cây cao su. Tỉnh cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo và qua đó, các nhà khoa học, các nhà quản lý đều cho rằng, rừng khộp là một hệ sinh thái rừng rất đặc trưng, hình thành trong những điều kiện cực kỳ khắc nghiệt. Vì vậy, việc sinh tr ưởng của cây rừng khộp rất chậm, nhưng đồng thời cũng khó thay thế bằng cây trồng khác được.
 
Tiến sĩ Tôn Nữ Tuấn Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông, lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết, điều kiện đất đai, khí hậu vùng rừng khộp Ea Súp rất khắc nghiệt, tầng đất canh tác mỏng, khả năng ngập úng trong mùa m ưa cao, lượng bốc hơi và nhiệt độ cao trong các tháng mùa khô ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển của nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, điều, cà phê kể cả cây rừng trồng…V ì vậy, việc phát triển cây cao su trên vùng đất rừng khộp này cần phải cân nhắc kỹ, trong khi đó, cây cao su là cây rất sợ ngập n ước và mực nước ngầm nông mà thực tế Ea Súp là vùng đất thường ngập nước trong mùa mưa và có mực nước ngầm treo dao động từ 40 đến 100 cm… 
 
Tiến sĩ Trình Công T ư, Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón, Môi trường Tây Nguyên (Viện Thổ nhưỡng- Nông hóa) cũng cho rằng, phần lớn diện tích đất rừng khộp có thành phần cơ giới tầng mặt cát, hoặc cát pha, kết cấu đất rời rạc, nguồn dinh dưỡng kém. Cách măt đất khoảng 20 đến 40 cm là tầng kết von, sỏi đá, dưới tích đất sét nên mùa nắng gió cây cao su dễ bị ng ã đổ, mùa m ưa ngập úng. Các yếu tố quan trọng khác như nhiệt độ, lượng mưa, chế độ gió vùng rừng khộp cũng khắc nghiệt.đất rừng khộp có đặc trưng kho hạn trong mùa khô, dễ ngập úng trong mùa mưa. Đất rừng khộp có hàm lượng mùn, dinh dưỡng thấp nên cây cao su càng kém phát triển, chống chịu sâu bệnh hại hạn chế, chi phí đầu tư cao nhưng ngược lại cho năng suất thấp… 
 
Còn Tiến sĩ Phạm Quang Khánh, Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế miền Trung cũng đã cảnh báo, đất lâm nghiệp chuyển sang trồng cao su đều là đất rừng tự nhiên, tuy được gọi là rừng nghèo nh ưng là loại rừng qu ý hiếm, đặc trưng của vùng Tây Nguyên, đó là rừng lá rộng rụng lá (rừng khộp). Do vậy, các dự án chuyển đổi đất rừng khộp sang trồng cao su cần phải được xem xét kỹ tác động môi trường nhằm tránh tình trạng cây cao su không có hiệu quả mà rừng khộp tự nhiên bị mất… 

* Trả giá đắt… 
 
Hiện nay, tại huyện Ea Súp và Buôn Đôn có trên 4.525 ha cao su được trồng chủ yếu trên diện tích đất rừng khộp; trong đó, huyện Ea Súp có 3.525 ha. Diện tích cao su này, các doanh nghiệp trồng 2.232 ha, còn lại là cao su tiểu điền do các hộ đồng bào các dân tộc tự ý trồng, trồng cao su theo phong trào. Thực tế, những năm 2009 đến năm 2014, khi giá mủ cao su còn tăng cao, các doanh nghiệp, hộ gia đình đồng bào các dân tộc đua nhau tranh giành đất, lấn chiếm đất rừng khộp trái phép để trồng cao su. Ngay tại huyện Ea Súp, 10 xã, thị trấn trên địa bàn đều có diện tích cao su trồng trên đất rừng khộp, xã thấp nhất 10 ha cao nhất gần 900 ha. 
 
Theo tính toán của đồng bào các dân tộc, để trồng mới 1 ha cao su, tổng chi phí đầu tư trên 130 triệu đồng. Nếu cây phát triển tốt, sau 6 năm sẽ cho khai thác mủ trong thời gian 25 năm, sau đó bán cây lấy gỗ, với giá 350.000 đồng/cây thì 1 ha gỗ cao su sẽ thu về trên 180 triệu đồng. Trung bình 1 ha cao su cho thu hoạch 2 tấn mủ/năm tương đương gần 200 triệu đồng (vào thời điểm giá mủ cao su cao nhất). Trên lý thuyết là vậy, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác, không kể do giá mủ cao su xuống thấp như hiện nay chỉ còn 6.720 đồng/kg loại mủ tạp 32 độ thấp gấp nhiều lần so với vài năm trước mà trồng cao su trên đất rừng khộp khiến thời gian đầu tư bị kéo dài, lượng mủ thấp, chi phí cao, người trồng không có lãi, thậm chí lổ nặng. Chưa kể, một số vùng trồng cao su trên đất rừng kộp ở huyện Ea Súp mặc dù đã qua 5 năm hay 6 năm nhưng cây không chịu lớn, chỉ bằng cổ tay thì không biết bao giờ mới thành cây gỗ lớn để bán, hay khai thác lấy mủ. 
 
Lãnh đạo UBND xã Ea Lê (huyện Ea Súp) cho biết, do chạy theo phong trào, đồng bào các dân tộc trong xã đã ồ ạt phá rừng trồng 500 ha cao su trên đất rừng khộp. Qua quan sát 3 năm đầu thì cây phát triển khá tốt nhưng đến năm thứ 4 trở đi rễ chính rễ ngang gặp đá bàn cây không phát triển được, trở nên còi cọc, chững lại, có nơi chết dần. Gia đình Phan Văn Thọ, Nguyễn Văn Đăng ở xã Ea Lê mỗi gia đình trồng 3 ha cao su trên đất rừng khộp từ năm 2009 nhưng hiện đường kính cây cao su chỉ nhỉnh hơn cán cuốc một ít không thể khai thác được. Còn ông Phạm Văn Thước, Chủ tịch UBND xã Cư M’Lan, huyện Ea Súp thì than thở, trước đây, xã cũng đã từng phá bỏ hàng ngàn ha rừng khộp chuyển sang trồng 700 ha điều nhưng kém hiệu quả kinh tế. Từ năm 2009 trở lại đây, đồng bào chặt điều chuyển sang trồng cao su nhưng với vườn cây “không chịu lớn” như thế này thì đời sống người dân càng thêm khó khăn… 
 
Hiện nay, nhiều đồng bào các dân tộc ở huyện Ea Súp, Buôn Đôn đã tự ý chặt bỏ các vườn cao su để chuyển sang trồng các loại cây hàng năm như ngô lai, đậu đỗ, sắn…để có nguồn thu nhập cho đồng bào. 
 
Không chỉ cao su tiểu điền mà nhiều doanh nghiệp cũng nhìn thấy viễn cảnh cây cao su trên đất rừng khộp không hiệu quả đành chấp nhận bỏ không chăm sóc. Công ty TNHH Anh Quốc đầu tư trồng 100 ha cao su từ năm 2011, đến nay vườn cây đã chết lụi dần. Công ty TNHH Minh Hằng , Đức Tâm…cũng có hàng chục ha cao su mới trồng trên đất rừng khộp cũng không tha thiết đầu tư để vườn cây vàng lá chết dần… 
 
Qua thực tế, việc chuyển đổi rừng khộp để lấy đất trồng cao su ở huyện Ea Súp, Buôn Đôn không chỉ thiệt hại lớn trước mắt về kinh tế mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái trên địa bàn. Trong vài năm trở lại đây, cứ đến mùa mưa, huyện Ea Súp luôn bị ngập lụt nặng (trước đây ít khi xảy ra) gây thiêt hại lớn về kinh tế, xã hội trên địa bàn. Mới đây, khi mới bước vào đầu mùa mưa năm 2016, tuy lượng mưa không lớn lắm nhưng huyện Ea Súp đã bị ngập lụt nặng chia cắt nhiều địa phương trong vùng. Còn về mùa khô, nhiệt độ trong vùng Ea Súp luôn tăng thêm từ 1 độ trở lên so với các địa phương lân cận càng gây khó khăn trong sản xuất và đời sống cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn. 
 
Ngày 20/6/2016, khi có thông tin của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về lệnh đóng cửa rừng, không chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trong khu vực hiện còn rừng tự nhiên cuả Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng sang mục đích khác, kể cả các dự án, công trình đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai…. đã được đồng bào các dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk rất đồng tình hưởng ứng cao nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội bền vững./
 

 

Quang Huy