Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Tổng thống Obama ghé bún chả Hương Liên ăn tối trong chuyến thăm lịch sử đến Việt Nam hồi tháng 5 vừa qua.
Sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama ăn bún chả và uống bia Hà Nội, cả quán bún chả Hương Liên lẫn Bia Hà Nội đều cố gắng tận dụng triệt để hình ảnh và các câu trích dẫn của vị nguyên thủ này để quảng bá cho sản phẩm của mình.
Đầu tháng 6, Bia Hà Nội đã tung một chương trình marketing tại điểm bán với tờ rơi in hình ảnh ông Obama ngồi cùng Bếp trưởng Anthony Bourdain, trên tay đang cầm chai bia Hà Nội.
Sau đó, quán bún chả Hương Liên cũng sử dụng hình ảnh vị nguyên thủ quốc gia này in lên menu mới của quán. Menu được in song ngữ Anh – Việt và đứng đầu menu là combo Obama, gồm 1 bún chả, 1 nem hải sản, 1 chai bia Hà Nội - những món ông Obama đã dùng khi ăn ở quán này.
Sau thông tin Bia Hà Nội có thể bị phạt tới 30 triệu đồng vì sử dụng hình ảnh nguyên thủ quốc gia với mục đích quảng cáo khi chưa được sự đồng ý của cá nhân ông, nhiều người đặt nghi vấn liệu quán bún chả có thể bị xử phạt?
Giải đáp thắc mắc này, hãng luật PLF cho biết: Menu là một sản phẩm in ấn. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Luật Quảng cáo 2012 thì sản phẩm in ấn là một trong những phương tiện quảng cáo.
Vì vậy, việc đưa hình ảnh của cá nhân có tính chất giới thiệu đến khách hàng sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa vào menu thì được xem là hành vi quảng cáo theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc đưa hình ảnh ông Obama vào menu của quán bún chả là vi phạm quy định của pháp luật khi chưa được cá nhân ông Obama đồng ý.
Bên cạnh đó, việc treo ảnh ông Obama kèm các câu trích dẫn trong quán này cũng được xem như hành vi quảng cáo nếu các câu trích dẫn có liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, thương hiệu.
Theo quy định của pháp luật, trường hợp sử dụng hình ảnh, lời nói của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, thì sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng theo Khoản 3 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP.
Bên cạnh đó còn bị buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo theo Khoản 7 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP.
Ngoài ra, cá nhân này có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích của mình theo quy định tại Điều 611 theo Bộ luật Dân sự 2005.
Dùng hình ảnh Obama để quảng cáo vẫn bị xử phạt dù ông không lên tiếng
Theo PLF, về mặt nguyên tắc của pháp luật Việt Nam, khi phát hiện hành vi vi phạm, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm phải ngăn chặn, xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi công dân.
Tuy nhiên trên thực tế, các trường hợp vi phạm như trên khá phổ biến, bản thân cá nhân người bị lợi dụng hình ảnh cũng không đủ điều kiện để nhận biết hết các trường hợp hình ảnh của mình bị lợi dụng hoặc biết nhưng không lên tiếng.
Do đó trong điều kiện hiện nay, PLF cho rằng khi cá nhân bị lợi dụng hình ảnh mà không lên tiếng, hoặc không yêu cầu cơ quan nhà nước can thiệp giải quyết, thì những hành vi trên hầu như ít bị xem xét để áp dụng hình thức xử phạt tương ứng.
Hành vi quảng cáo là hành vi sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có hoặc không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012.
Hiểu một cách đơn giản hơn, hành vi quảng cáo sử dụng các phương tiện như báo chí, website, bảng quảng cáo, các sản phẩm in (tờ rơi, brochures,...), ghi âm (trên các đài phát thanh), ghi hình (trên các kênh truyền hình, website...), .... và các phương tiện khác do pháp luật quy định nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng, đặt biệt là các mặt hàng đang được cá nhân/ tổ chức kinh doanh.
Khi sử dụng hình ảnh, lời nói của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, thì sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng theo Khoản 3 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP. Bên cạnh đó còn bị buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo theo Khoản 7 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP. Ngoài ra, cá nhân này có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích của mình theo quy định tại Điều 611 theo Bộ luật Dân sự 2005.