Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

RAMSAR kêu cứu: Vùng đất ngập nước cũng khô hạn

(10:10:15 AM 17/04/2016)
(Tin Môi Trường) - Đồng bằng sông Cửu Long có 4 khu vực sinh thái được công nhận là "Ramsar của thế giới" đó là Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp), rừng ngập mặn mũi Cà Mau (tỉnh Cà Mau), Láng Sen (tỉnh Long An) và Vườn quốc gia U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang). Do hạn hán kéo dài hiện các khu Ramsar này đang trong t ình trạng khô hạn, nhiều loài động thực vật bị chết do thiếu thức ăn và nước uống.

RAMSAR kêu cứu: Vùng đất ngập nước cũng khô hạn

Cò trắng tung cánh giữa KBT Đất ngập nước Láng Sen


*Láng Sen kêu cứu


Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lợi, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An mới được công nhận là khu Ramsar thứ 2.227 của thế giới vào cuối năm 2015. Ở Láng Sen có 156 loài thực vật, 150 loài động vật có xương sống và 36 loài cá nước ngọt. Có 15 loài động, thực vật nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Láng Sen có diện tích 4.800 ha, trong đó vùng lõi là 1.971 ha, rừng kinh tế là 1.118 ha, còn lại là vùng phục hồi sinh thái.


Là một vùng đất trũng nằm sâu trong vùng Đồng Tháp Mười, vốn quanh năm ngập nước, cỏ cây xanh tốt bốn mùa , chim thú đa dạng, nhưng dưới tác động mạnh của El Nino đã khiến Láng Sen trở thành vùng đất khô cằn.


Dẫn chúng tôi đi tham quan khu bảo tồn trên chiếc xuồng gắn máy, các anh bảo vệ ở đây cho biết, năm nay hạn kéo dài nên l ượng nước trong kênh rạch chính đ ã giảm khoảng 1,5 m. Nhiều đoạn kênh, nước cạn khiến chiếc xuống máy qua lại khó khăn vì vướng cỏ, mắc cạn. Đi khoảng 30 phút chúng tôi lên bờ tham quan rừng tràm, một loại cây đặc hữu ở Láng Sen. Toàn bộ cánh rừng rộng hàng trăm héc ta phủ một màu trắng lá khô, có chỗ giày đến 50 cm. Cánh đồng cỏ năng ven các kênh rạch trong rừng cũng chết khô, tạo thành một lớp mùn rất dễ bắt lửa.


Anh Phạm Văn Chinh, nhân viên bảo vệ của Láng Sen vừa cắm cúi kiểm tra độ ẩm mặt đất rừng tràm vừa chia sẻ, nếu chỉ s ơ sảy một chút với tàn thuốc lá hoặc không tuần tra bảo vệ nghiêm ngặt người dân vào rừng lấy mật ong nếu vô ý sẽ khiến cả cánh rừng bị thiêu trụi chỉ trong vài giờ. Quả đúng như lời anh Chinh, với thảm cỏ khô và lá tràm khô dày nh ư thế, nó rất dễ bắt lửa nếu không cẩn thận hoặc sự vô ý của ai đó.


Dưới cái nắng như thiêu, cánh đồng sen khoảng 100 ha vốn rất đẹp khi mùa nước lên khoảng tháng 6 – 7 hằng năm, th ì nay phủ một màu trắng nứt nẻ. Ra giữa đầm sen, chúng tôi bắt gặp rất nhiều xác cá chết khô nằm trên mặt bùn. Cả đầm sen rộng lớn hiện chỉ còn vài vũng n ước đặc sệt bùn và cỏ thối , những con cá rô, cá lóc thoi thóp chờ được con người cứu vớt đi nơi khác. Vừa lội dưới vũng bùn sâu nửa mét, các anh bảo vệ của Láng Sen cho biết đ ã chuyển được vài trăm kg cá ra nơi có nước, để chúng có môi trường sống tốt hơn.


Chiều tối ở vùng lõi Láng Sen, nơi còn hồ n ước nhỏ để bầy chim sinh sống. Hàng chục nghìn con chim vẫn về đậu kín các ngọn cây tràm khiến chúng tôi vơi bớt nỗi lo về sự “biến mất” của một vùng đa dạng sinh thái đất ngập nước.

 

RAMSAR kêu cứu: Vùng đất ngập nước cũng khô hạn

Ảnh: Vũ Ngọc Long


* Mưa đến muộn sẽ khó giữ rừng


Theo dự báo của Đài khí t ượng thủy văn khu vực Nam bộ, do El Nino hoạt động mạnh, mùa mưa ở Nam bộ sẽ đến muộn hơn 1 tháng và sẽ bắt đầu có mưa rải rác vào đầu tháng 6 ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong tháng 4 và tháng 5 sẽ có những đợt nắng nóng với cường độ mạnh, nền nhiệt duy trì ở mức cao trên 36 độ C. Với t ình hình khí hậu hiện này, hầu hết các Vườn quốc gia Tràm Chim, U Minh Thượng, U Minh Hạ đang bị khô hạn nghiêm trọng, cảnh báo cháy ở cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm.


Tại Vườn quốc gia Tràm Chim, hầu hết các con kênh trong vườn đều đã xuống rất thấp, hai bên bờ kênh là cánh đồng cỏ năng – loại cỏ mà sếu đầu đỏ rất thích ăn củ - cũng bắt đầu ngả màu vàng úa. Cánh rừng tràm hàng nghìn héc ta không còn chỗ nào ngập nước. Đ m lá khô rụng xuống ngày mộ t dày lên, nên nguy cơ cháy rất cao.


Các anh kiểm lâm của Tràm Chim cho biết, vườn rộng 7.300 ha, được chia làm 5 tiểu khu, nhưng nay có 6 .0 00 ha bị khô hạn, với 4 tiểu khu đang ở tình trạng cảnh báo cháy cấp 5, 1 tiểu khi cảnh báo cháy cấp 4. Hầu hết các con kênh, rạch trong vườn đã cạn trơ đáy.


Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim, cho biết chủ động đối phó với hạn hán, nên đầu tháng 11/2015 tất cả các cống đập đã được đóng lại để giữ nước. Do thời tiết quá nắng nóng, cộng với gió nhiều nên l ượng nước bốc hơi nhanh, nhiều con kênh đ ã cạn đến hơn 1m nước. Để bù đắp lượng nước bốc hơi, hiện vườn đã vận hành trạm bơm công suất lớn để lấy nước ngoài sông vào, với mục đích bảo tồn nguồn thủy sản và giữ ẩm cho thảm thực vật .


Rừng tràm U Minh Hạ được ví như lá phổi xanh chắn gió nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Cà Mau. Nó là vùng dự trữ sinh quyển thứ hai ở Cà Mau sau rừng ngập mặn Mũi Cà Mau. Nơi đây tạo ra nhiều sinh kế cho ng ười dân quanh vùng như m ùa khô nuôi ong lấy mật, mùa mưa bắt cá tôm. Rừng U Minh Hạ còn là vùng sinh sản của các loài cá nước ngọt đặc hữu khi mùa mưa đến, sau đó nó sẽ ra ngoài các cánh đồng của các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới B ình... làm cho nguồn thực phẩm của ng ười dân phong phú.


Với tình trạng khô hạn nh ư thế, hầu hết các vùng đất ngập nước ở Nam bộ đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguy cơ mất dần các vùng dự trữ sinh quyển là khó tránh khỏi dưới tác động ngày càng xấu của thiên nhiên. Cuộc sống người dân nơi đây cũng trở nên khó khăn hơn, cái đói, cái khát đ ã diễn ra và ch ưa có hồi kết.

Thái Nguyên