Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ông Nguyễn Thế Đồng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục môi trường phát biểu khai mạc hội nghị.
Hội thảo có sự tham dự của Phó tổng cục trưởng Tổng cục môi trường Nguyễn Thế Đồng; Đại diện UNDP ông Đào Xuân Lai; đại diện bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Y tế; Đại diện Sở TN&MT một số tỉnh, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia đầu ngành và đông đảo báo chí đến đưa tin.
Hôi thảo nhằm giới thiệu các hoạt động chính, lấy ý kiến của các bên liên quan về những hoạt động sửa đổi, bổ sung và thảo luận về kế hoạch hoạt động của dự án “Quản lý an toàn các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và hóa chất nguy hại tại Việt Nam” để triển khai hoạt động trong 03 năm (2016- 2018). Hội thảo cũng là cơ hội để các trao đổi, tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện Công ước Stockholm về các chất POP.
Tính đến năm 2010, Việt Nam có hơn 1.000 khu vực bị ô nhiễm, trong đó gần 300 khu vực bị ô nhiễm các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP). Với sự hỗ trợ của UNDP, hơn 900 tấn hóa chất bảo vệ thực vật đã bị tiêu hủy và 3000 mét2 đất ô nhiễm được vào bãi tiêu hủy. Tuy vậy, vẫn còn nhiều điểm ô nhiễm chưa được xử lý triệt để. Nhiều tai nạn lao động công nghiệp và tình trạnh ô nhiễm vân xconf tồn tại do thiếu chính sách toàn diện về quản lý hóa chất an toàn thân thiện với môi trường, cũng như chưa có đủ các biện phápphòng ngừa ô nhiễm và ý thức về quy trình an toàn cũng như rủi ro hóa chất với sức khỏe con người.
Toàn cảnh hội nghị
Đứng trước thực trạng đó, dự án “Quản lý an toàn các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và hóa chất nguy hại tại Việt Nam” với tổng trị giá 2,55 triệu USD, dưới sự tài trợ từ Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) ra đời, do Bộ Tài nguyên & Môi trường (Bộ TN&MT), cùng chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phới hợp thực hiện dưn án. Với mục tiêu tiếp tục giảm thiểu các rủi ro môi trường và sức khỏe con người thông qua việc giảm phát thải và phơi nhiễm các chất độc POP, thủy ngân và hóa chất ung thu. Mục tiêu này đạt được bằng cách xây dựng một khung pháp lý và thể chế tổng thể.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng- Tổng cục môi trường ông Nguyễn Thế Đồng nhấn mạnh: “tại Việt Nam, tăng cường kiểm soát ô nhiễm hóa chất được xác định là một trong những ưu tiên quan trọng của chính phủ Việt Nam. Phù hợp với lộ trình ưu tiên và yêu cầu của Quốc gia. GEF thông qua UNDP đã hỗ trợ Việt Nam thực hiện dự án PHCM với mục tiêu nhằm tiếp tục giảm thiểu các rủi ro môi trường và sức khỏe con người thông qua giảm phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và hóa chất nguy hại”.
Trong đó, dự án gồm 04 hợp phần: hợp phần 1: Xây dựng và thực thi khung hcisnh sách quản lý an toàn về môi trường hóa chất, bao gồm các chất POP và PTS; Hợp phần 2: Quan trắc và báo cáo các chất POP, PTS; Hợp phần 3: Quản lý các khu vực bị ô nhiễm các chất POP; hợp phần 4: Kiểm kê dữ liệu cơ sở quốc gia về thủy ngân và giảm phát thải thủy ngân.
Ông Carlogi Lupi- chuyên gia của dự án đang trình bày Báo cáo khởi động dự án.
Dự kiến, dự án mới sẽ trợ giúp kỹ thuật nhằm xây dựng các quy định và hướng dẫn kỹ thuật mới liên quan đến quản lý các hóa chất một cách an toàn, thân thiện với môi trường như các chất hữu cơ khó phân hủy (POP), chất độc hại khó phân hủy (PTS) và thủy ngân. Dự án cũng giúp quản lý các khu vưc ô nhiễm theo phương pháp tiếp cận đánh giá và quản lý rủi ro theo yêu cầu của các Công ước quốc tế mà chính phủ Việt Nam tham gia.
Cũng trong khuôn khổ hội thảo, đại diện Sở TN&MT các tỉnh Bình Dương, Nghệ An, Quảng Bình cũng cũng đã có cơ hội trao đổivà trình bày hiện trạng, khó khăn và thách thức của địa phương trong công tác quản lý hóa chất, tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật và ô nhiễm hóa chất.