Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

6 năm bảo tồn Cây Di sản Việt Nam Tin mới nhất

(11:16:36 AM 17/03/2016)
(Tin Môi Trường) - TMT giới thiệu một số tư liệu về sự kiện bảo tồn Cây Di sản Việt Nam từ năm 2010 đến nay nhân kỷ niệm 6 năm (18/03/2010 – 18/03/2016) do Văn phòng Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam (VACNE) vừa tổng hợp.

6 năm bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Đến nay, đã có 2.225 cây với 80 loài được công nhận là Cây Di sản Việt Nam trên 45 tỉnh, thành của cả nước


Ngày 18/03/2010, VACNE chính thức phát động phong trào sự kiện bảo tồn Cây Di sản Việt Nam. Mục đích chương trình nhằm lựa chọn và vinh danh những cây di sản của đất nước, góp phần bảo tồn nguồn gene các cây tiêu biểu của Việt Nam, góp phần nâng cao ý thức tôn trọng tự nhiên và trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng như quảng bá sự phong phú, đa dạng với giá trị khoa học cao của hệ thực vật Việt Nam rộng rãi trong nước và ngoài nước, tạo nguồn du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học...

Đến nay, đã có 2.225 cây với 80 loài được công nhận là Cây Di sản Việt Nam trên 45 tỉnh, thành của cả nước, góp phần tạo nguồn sinh kế, phát triển du lịch; xây dựng văn hóa môi trường tiên tiến.

Trong số những cây đã được công nhận phải kể đến những “cụ” cây được coi là “thọ” nhất Việt Nam như Cây Táu Việt Trì (2.200 tuổi theo phả hệ); Cây Pơ mu Tây Giang Quảng Nam (1.500 tuổi theo phương pháp đếm vòng sinh trưởng); Cây cao nhất, thân đơn to nhất: Cây Sa mu Vườn Quốc goa Pù Mát của Nghệ An cao 73 mét, đường kính 5,5 mét; Cây rễ phụ có chu vi lớn nhất: Cây Đa Đền Thượng Lào Cai 45 mét.

Đáng chú ý, nhiều cây nằm ở những nơi xa xôi hẻo lánh cũng đã được VACNE tổ chức lễ gắn biển vinh danh Cây Di sản Việt Nam như Cây Đỗ Quyên cành thô Vườn Quốc gia Hoàng Liên (trên độ cao 2700 mét so với mực nước biển) hay các cây ngoài hải đảo như Hòn Dấu, Cù lao Chàm, Lý Sơn, Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca, Trường Sa Lớn, Côn Đảo, v.v...

Báo cáo về những sự kiện đậm nét về hành trình bảo tồn Cây Di sản Việt Nam trong những năm qua, VACNE cho biết cũng đã phát hành sách “Cây Di sản Việt Nam. Tập 1” của Nhà Xuất bản Khoa học & Kỹ thuật (Hà Nội, 2015) hay phim “Cây Di sản – nét đặc sắc văn hóa Việt” (năm 2013); Cuộc thi “Viết về cây cổ thụ - Cây Di sản Việt Nam” tổ chức năm 2015.

Bước sang năm 2016 này, VACNE tiếp tục duy trì và tổ chức sâu rộng hơn nữa các sự kiện về bảo tồn, chăn sóc cây di sản; nghiên cứu nhân giống phát triển Cây Di sản; xuất bản tiếp các tập Cây Di sản Việt Nam; đưa thông tin Cây Di sản Việt nam vào mạng Google, vào tạp chí Bầu trời rộng mở Open Sky và các ấn phẩm khác, v.v…

Có thể thấy, sau 6 năm, sự kiện vinh danh Cây Di sản Việt Nam của VACNE đã được cộng đồng hưởng ứng sôi nổi, từng bước có sự tham gia tích cực của các cấp chính quyền, cũng như các ngành chức năng địa phương là vì ngoài mục tiêu bảo vệ đa dạng về sinh học cho nhân loại, hoạt động này rất thiết thực với nhu cầu văn hóa, tinh thần cuả cộng đồng, nhất là đối với việc chăm sóc, bảo vệ những cây cổ thụ ở các khu di tích lịch sử văn hóa của địa phương, của quốc gia.

Sáu năm sự kiện Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2016)

 

I.   Sự kiện

1. Phát động Sự kiện : Ngày 18 tháng 3 năm 2010

2. Sơ kết 3 năm :  Ngày 12 tháng 10 năm 2012, Quận Tây hồ Hà Nội

3. Tổng kết 5 năm :  Ngày 19 tháng 4 năm 2015,Thành phố Việt  Trì, Phú Thọ

4. Các Hội thảo khoa học về chăm sóc Cây Di sản: Nam Định  (2012), Phú Thọ ( 2013,2014), Đà Nẵng (2015).

5. Sự kiện được ghi nhận trong Kế hoạch hợp tác  giữa Liên hiệp hội Việt Nam và Tổng cục Lâm nghiệp từ Kế hoạch 2014 – 2015; trong kế hoạch của Tổng cục Môi trường từ  2015.

6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng Bằng khen Hội “ Vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn 2010 – 2015”.
 
 II. Kết quả


 1. Số lượng cây đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam: 2.225 cây

 2. Số loài Cây Di sản Việt Nam: 80 loài

 3. Số tỉnh, thành phố trực thuộc đã có Cây Di sản : 45

 4. Góp phần tạo nguồn sinh kế, phát triển du lịch

 5. Góp phần xây dựng văn hóa môi trường tiên tiến

 6. Cộng đồng phấn khởi, đoàn kết , tin tưởng.
     
III. “Kỷ lục”  Cây Di sản

1.Cây lâu năm nhất: Cây Táu Việt Trì, 2.200 tuổi theo phả hệ

2.Cây Pơ mu Tây Giang Quảng Nam 1.500 tuổi theo phương pháp đếm vòng sinh trưởng

3.Cây cao nhất,  thân đơn to nhất: Cây Sa mu VQG Pù Mát cao 73 mét, đường kính 5,5 mét

4. Cây rễ phụ có chu vi lớn nhất: Cây Đa Đền Thượng Lào Cai 45 mét

5.Cây nằm ở độ cao nhất: Cây Đỗ Quyên cành thô VQG Hoàng Liên, 2.700 mét

6. Các đảo có Cây Di sản: Hòn Dấu, Cù lao Chàm,Lý Sơn, Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca, Trường Sa Lớn, Côn Đảo.
      
IV. Truyền thông Cây Di sản

1. Mục Bảo tồn Cây Di sản trên Web vacne.org.vn của Hội: đã đăng tổng cộng 1.200 bài, tin, phóng sự ảnh

 2. Phát hành sách “Cây Di sản Việt Nam. Tập 1”, NXB Khoa học và Kỹ thuật,Hà Nội, 2015.

3. Báo “Cửa sổ văn hóa Việt Nam” song ngữ Việt Anh xuất bản chuyên đề Cây Di sản Việt Nam, số   tháng  6, năm 2014

4. Phát hành phim “Cây Di sản – nét đặc sắc văn hóa Việt” năm 2013
 

 5. Nhiều báo, đài, Tivi, trang điện tử Trung ương và địa phương đưa tin

6. Cuộc thi “Viết về cây cổ thụ - Cây Di sản Việt Nam” tổ chức năm 2015 đã thành công với trên 200   bài của  hơn 100 tác giả từ khắp các vùng miền đất nước tham dự.
      
V. Phấn đấu  năm 2016


1. Tổ chức Tọa đàm/ Hội thảo Chăn sóc Cây Di sản

 2. Phối hợp tốt hơn, rộng hơn trong tổ chức Sự kiện

 3. Nhiều cây hơn, nhiều loài hơn được công nhận Cây Di sản

 4. Thu hẹp hơn số lượng các tỉnh, thành phố không có Cây Di sản

 5. Đưa thông tin Cây Di sản Việt nam vào mạng Google, vào tạp chí Bầu trời rộng mở Open Sky và các ấn phẩm khác

 6. Cố gắng xuất bản tiếp các tập Cây Di sản Việt Nam.
       
 VI. Phát triển bền vững Sự kiện

1. Cây Di sản khắp mọi nơi

2. Chăm sóc chu đáo, khoa học Cây Di sản

3. Nghiên cứu nhân giống phát triển Cây Di sản

4. Bảo tồn Cây Di sản – nét văn hóa môi trường tiên tiến Việt Nam

5. Động lực cải thiện sinh kế, phát triển du lịch

6.Tác nhân hợp tác khu vực, hội nhập quốc tế.

(Nguồn: VACNE)

TMT giới thiệu