Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
>>Hội thảo do Hoa Kỳ tài trợ giúp đẩy mạnh phối hợp hành động khí hậu tại vùng đồng bằng sông Hồng
>>Diễn đàn Đồng bằng sông Hồng lần 2: Hợp tác liên tỉnh để ứng phó biến đổi khí hậu
Đại sứ Hoa Kỳ tài Việt Nam-ngài Ted Osius, tar lời phỏng vấn báo chí tại Diễn đàn đồng bằng sông hồng lần thứ 2- Ảnh: PhươngThảo /Tinmoitruong
Tác động của BĐKH tới Việt Nam
BĐKH là một trong những thách thức lớn của nhân loại trong thế kỷ 21, trong đó có Việt Nam. Theo đánh giá của ngân hàng thế giới, Việt Nam hiện là 1 trong 5 quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của tác động BĐKH và nước biển dâng, trong đó, ĐBSH và ĐBSCL là hai khu vực có khả năng bị ngập lụt nhất.
Trong đó, nông nghiệp được dự báo là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. BĐKH cũng gây nên nhiều hình thái thời tiết khắc nghiệt hơn bình thường.
Nước biển dâng sẽ làm thu hẹp một phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó, theo tính toán nếu mực nước biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 40% diện tích ĐBSCL và 11% diện tích ĐBSH bị xâm ngập mặn. Gây suy giảm năng suất của 1 số loại cây trồng chủ lực như lúa, ngô,… tăng dịch bệnh hại cây trồng, suy thoái tài nguyên đất, suy giảm đa dạng sinh học và các nguồn gen quý hiếm…
Hạn hán cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng cây trồng, sản lượng rừng và tăng nguy cơ cháy rừng, gây thiếu hụt nước cũng cấp cho đời sống sinh hoạt và sản xuất người dân.
Gió mùa, bão và nước biển dâng cũng gây ra tăng các trận mưa có cường độ mạnh, tổng lượng mưa lớn vượt thiết kế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của đập và hồ chứa, gây ngập lụt tại khu vực hạ lưu, tăng nhanh tốc độ xói mòn bờ biển, phá hủy rừng ngập mặn, tàn phá môi sinh của hàng ngàn sinh vật và ảnh hưởng đến kinh tế người dân.
Hậu quả BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu đối với xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên nhiên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Đặc biệt, là những khu vực đồng bằng và dải ven biển là các khu vực dễ chịu tổn thương nhất.
Ứng phó với BĐKH tại Đồng bằng sông Hồng còn bị xem nhẹ
Các đại biểu tham gia Diễn đàn đồng bằng sông Hồng lần thứ 2 -Ảnh: Phương Thảo /Tinmoitruong.vn
Cũng giống như Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) hiện là nơi phải đối mặt với nhiều thách thức bởi tác động của (BĐKH), những thách thức này ngày một tăng lên, khó khăn và phức tạp hơn như lũ lụt, sạt lở bờ biển, thiếu nước trong mùa khô, xâm ngặp mặn, hình thái thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng nhiều… gây ảnh hướng đến đời sống, sinh kế người dân trong khu vực này.
Tại Diễn đàn đồng bằng sông Hồng lần thứ 2, Ban tổ chức lại một lần nữa chỉ ra sự ngang bằng về mức độ nghiêm trọng của thiên tai và ảnh hưởng của BĐKH tới ĐBSH và ĐBSCL. Trong đó, 3/14 hiện tượng (Bão, lốc tố, sự cố hồ chứa) là có tần xuất xảy ra tại ĐBSH vượt trội hơn hẳn so với ĐBSCL. Ngoài ra, 6/14 hiện tượng (lũ, lũ quét, hạn hán, ngập lụt, nước dâng, sự cố công trình môi trường) có tần xuất ngang bằng giữa hai vùng đồng bằng.
Cũng theo kịch bản về BĐKH, 5 tỉnh ven biển ở phía Bắc (Quảng Ninh, Hải phòng, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình) có thể mất từ 150 đến 200 nghìn ha đất do nươc biển dâng và ngập lụt vào năm 2100, đồng nghĩa với việc gia tăng tình trạng xâm ngập mặn, phá hủy đa dạng và hệ sinh thái sinh học ven biển, suy giảm sản xuất của đất nông nghiệp và ảnh hưởng đến sinh kế người dân.
Qua đó, có thể thấy ảnh hưởng, tác động của BĐKH tới khu vực ĐBSH là không hề kém cạnh so với ĐBSCL. Tuy nhiên, so với ĐBSCL, khu vực này lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức về khắc phục BĐKH.
Theo số liệu trong “Đánh giá so sánh về đầu tư cho các chương trình và dự án về ứng phó với BĐKH của ĐBSH và ĐBSCL” tại diễn đàn Đồng bằng sông Hồng lần 2, theo QĐ của Thủ Tướng CP số 1443/TTg- QHQT ngày 19/9/2012, ĐBSCL (13 tỉnh) có 17 dự án ưu tiên cho BĐKH với tổng số tiền là 6.605 tỷ đồng được phê duyệt cho giai đoạn 2012- 2015, trong khi đó, gấp hơn 2 lần so với ĐBSH (10 dự án với 3.065 tỷ đồng).
Giai đoạn 2010- 2013, ngân sách chi tiêu cho ứng phó BĐKH chủ yếu dành cho các dự án thủy lợi chiếm tới 92%, trong đó, chi cho ứng phó với BĐKH rất ít (3- 4%). Trong đó, phân bổ vốn tính cho các khu vực, ĐBSCL chiếm gần 40%.
Về vốn theo ngân sách nhà nước, tại ĐBSCL trung bình là 388 tỷ/DA, còn tại ĐBSH trung bình là 306 tỷ/DA.
Qua đó, có thể thấy hiện nay ĐBSCL đã và đang nhận được rất nhiều đầu tư so với các khu vực khác trong cả nước.
ĐBSH mặc dù là một trong những đối tượng chịu nhiều tổn thương, song lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức so với ĐBSCL. Thiếu hụt những chương trình, những dự án tổng thể dành cho BĐKH, thiếu vốn, thiếu nguồn lực, thiếu quy hoạch quản lý và nhận thức của nhân địa phương về BĐKH tại ĐBSH còn hạn chế, ,… là những yếu tố khiến cho ĐBSH đứng trước thách thức càng lớn khi ứng phó với tác động của BĐKH.