Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Thôn Mạ là một trong hai thôn tại Việt Nam được chọn để làm thí điểm cho việc thử nghiệm các loại hình nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu do chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết cực đoan như hạn hạn, giá lạnh cùng với tình trạng suy giảm chất lượng đất.
Dự án mang tên “Các kỹ thuật nông nghiệp tổng hợp nhằm nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và sinh kế của vùng nông thôn Đông Nam Á’’, được điều phối bởi Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) trong chương trình nghiên cứu của CGIAR về biến đổi khí hậu, nông nghiệp và an ninh lương thực (CCAFS), cùng với các cơ quan chức năng của xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bái, tỉnh Yên Bình, và các đối tác nghiên cứu phát triển tại địa phương.
Trong buổi lễ phát động, các hoạt động nghiên cứu sẽ được giới thiệu và đem ra thảo luận giữa nông dân, các nhà nghiên cứu và chính quyền địa phương. Cùng với đó là chuyến thăm quan thực tế mô hình đã thành công tại thôn Mười, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Năm kỹ thuật mẫu để nâng cao khả năng thích ứng với khí hậu
"Chúng tôi đã lắng nghe những chia sẻ từ phía các đối tác và các bên liên quan về cách thức ứng phó hiệu quả với sự thay đổi thời tiết tại địa phương; hiện nay chúng tôi đang trong quá trình xác định kỹ thuật mà người nông dân có thể áp dụng để cải thiện khả năng thích ứng của họ", ông Bùi Lê Vinh, điều phối viên dự án CIAT cho biết.
Năm biện pháp canh tác tại địa phương đã được xác định là có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ được thực hành bởi người nông dân và tiếp tục được hoàn thiện dựa trên các hỗ trợ về khoa học và công nghệ từ các đối tác của dự án. Các mô hình mẫu gồm có thâm canh nuôi cá lồng, trồng băng cỏ xen sắn trên đồi dốc, cải thiện năng suất chăn nuôi.
Trong chuyến thực địa này, quý vị sẽ có cơ hội phỏng vấn những nông dân đã tăng được sản lượng sắn và độ phì của đất bằng cách trồng xen cỏ với sắn, đồng thời sử dụng cỏ để làm thức ăn cho gia súc và cá, từ đó cải thiện thu nhập.
Biện pháp trồng cỏ chăn nuôi xen lẫn sắn tạo nên các đường ngăn đồng mức trên đồi làm giảm tốc tốc độ của dòng chẩy từ đó ngăn ngừa tình trạng xói mòn đất. Cỏ cũng giúp cải thiện chất lượng và cấu trúc của đất, giúp tăng khả năng thấm của nước vào đất và tăng hàm lượng dinh dưỡng cho cây. Trong khi những cây trồng khác không thể canh tác trên đất dốc và bạc màu thì việc xen canh cây sắn đã mang lại thu đáng kể cho nông dân.
Tiếng nói của người dân và các bên liên quan trong cộng đồng
Từ một dự án đã thành công, chính quyền huyện Văn Yên đã khởi xướng việc áp dụng mô hình băng cỏ xen sắn trên diện rộng thay vì hình thức độc canh cây sắn như trước kia. Từ năm 2002, cùng với sự hỗ trợ giống cỏ của CIAT, mô hình đã được giới thiệu và nhân rộng ra 17 xã.
Chỉ với 1000 ha ban đầu vào năm 2002, tới năm 2003 diện tích đã tăng lên 2,200 ha, đến nay toàn huyện Văn Yên đã trồng thành công 6,700 ha sắn-cỏ. Hình thức canh tác bền vững này được thực hiện thành công chủ yếu là từ công tác tuyên truyền vận động qua các chương trình khuyến nông, hệ thống loa phát thanh địa phương và thông qua các mô hình thành công thực tế. Nông dân cũng có vai trò quan trọng trong việc phổ biến kiến thức và kỹ thuật.
Dự án FP1.1 với mục tiêu xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các đối tác trong dự án nhằm thúc đẩy và phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu, các tác động của biến đổi khí hậu, các giải pháp tiềm năng và các biện pháp thích ứng nhằm tìm ra giải pháp hiệu phù hợp nhất cho địa phương.
Tình hình biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây dự báo sự biến động lớn về lương mưa trong khu vực, sự gia tăng các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ tăng cao hơn và mực nước biển dâng ở nhiều khu vực đông dân cư. Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sản lượng nông nghiệp, mức độ đa dạng sinh học, năng xuất rừng và nguồn nước sạch.