Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Nguồn nước ngọt này được sà lan chở từ sông Cái Bè, tỉnh Tiền Giang về xử lý và được xe bồn chở đi cung cấp. Trước đó, từ ngày 15/2, tỉnh đã ban bố tình trạng thiên tai xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh và huy động mọi nguồn lực để phòng chống nhằm hạn chế thiệt hại.
Nông dân bất lực nhìn lúa bị thiệt hại do xâm nhập mặn về sớm. Ảnh: NGỌC CHÁNH
Bà Phan Thị Thu Sương – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết thêm: Đến thời điểm này, nước có độ mặn 1 phần ngàn đã bao trùm 155/164 xã, phường trong tỉnh; nước có độ mặn 4 phần ngàn đã vào sâu, cách các cửa sông lớn từ 45 – 65km. Tại các cống lấy nước vào ruộng, độ mặn đo được trên 2,5 phần ngàn; tại các điểm lấy nước của các nhà máy nước, độ mặn đo được từ 1,1 – 6,6 phần ngàn. Diện tích lúa Đông Xuân của tỉnh dự kiến gieo sạ 26.000 ha nhưng do dự báo thời tiết năm nay bất thường, nước mặn xâm nhập sớm và sâu, ngành nông nghiệp khuyến cáo không gieo sạ 8.000ha ở những vùng không chủ động được nguồn nước tưới. Tuy nhiên, với 18.000 ha đã xuống giống thì có đến 10.000 ha bị ảnh hưởng nước mặn, có nguy cơ mất trắng.
Từ cuối năm 2015, tỉnh Bến Tre đã chủ động phòng chống hạn mặn như: nạo vét kênh mương nội đồng, đắp đập cục bộ ngăn mặn, trữ ngọt để phục vụ sản xuất; cung cấp dụng cụ chứa nước giúp hộ nghèo trữ nước ngọt, phục vụ sinh hoạt. Tuy nhiên, năm nay nước mặn lên sớm hơn hai tháng và vào sâu trong đất liền nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân.