Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Chất thải chăn nuôi, vấn nạn mới của Việt Nam

(12:43:52 PM 22/01/2016)
(Tin Môi Trường) - Những năm vừa qua nhờ chính sách đổi mới, nông nghiệp có tốc độ phát triển cao, đóng góp đáng kể vào phát triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển với tốc độ nhanh như vậy đã dẫn đến những quan ngại về môi trường, đặc biệt chăn nuôi ở quy mô trang trại, nông hộ. Ở nước ta chất thải chăn nuôi đang trở thành một vấn nạn.

Chất thải chăn nuôi, vấn nạn mới của Việt Nam- Ảnh: TL

Chất thải chăn nuôi, vấn nạn mới của Việt Nam- Ảnh: TL

 

Chăn nuôi tại Việt Nam thiếu quy hoạch tổng thể


Theo Báo cáo của Cục Chăn nuôi, hàng năm đàn vật nuôi thải ra khoảng 80 triệu tấn chất thải rắn, vài chục tỷ khối chất thải lỏng, vài trăm triệu tấn chất thải khí. Trong đó, quy mô chăn nuôi trang trại trong cả nước có khoảng 4.293 trang trại, số lượng 30 – 35%, lượng thịt 40 – 45%.


Trông đó, việc xử lý chất thải rắn trong chăn nuôi(bao gồm: phân, thức ăn thừa, xác gia súc, dụng cụ thú y…), khoảng 40 – 70% được ủ làm phân bón, khoảng 30 – 60% xả thải trực tiếp ra môi trường hoặc phần nhỏ được xử lý bằng biogas. Ngoài chất thải rắn và chất thải lỏng, chăn nuôi hiện đóng góp khoảng 18% hiệu ứng nóng lên của trái đất (global warming) do thải ra các khí gây hiệu ứng nhà kính, trong đó có 9% tổng số khi CO2 sinh ra, 37% khí mêtan (CH4) và 65% oxit nitơ (N2O). Những chất thải khí này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.


Nhưng quy hoạch tổng thể vẫn chưa thống nhất, phân bố, mật độ trang trại có sự khác biệt lớn giữa các vùng, năng suất lao động không cao, các công nghệ xử lý môi trường chưa thực sự được quan tâm.


Hầu hết các cơ sở chăn nuôi không có nhà máy xử lý hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn TCVN 37775 – 83. Các chất thải rắn khác như dụng cụ chăn nuôi, vật tư thú y,… hầu như chưa được xử lý. Bên cạnh đó, việc xử lý chất thải lỏng (bao gồm: nước tiểu, nước tắm cho vật nuôi, nước rửa chuồng trại, nước từ các lò giết mổ gia súc, gia cầm) có khoảng 30% xử lý qua hầm Biogas, 30% bằng hồ sinh học, 40% còn lại là dùng trực tiếp tưới hoa màu, nuôi cá hoặc đổ ra môi trường. Cũng như vậy, quy mô chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ cũng chỉ cho năng suất thấp, khó cạnh tranh, quy mô phân tán, nhỏ lẻ gây khó khăn trong việc quản lý dịch bệnh.

 

Chất thải chăn nuôi, vấn nạn mới của Việt Nam

Chăn nuôi heo - Ảnh: TL

 

Biện pháp giải tỏa gánh nặng chất thải trong chăn nuôi


Do vậy mà việc xử lý chất thải chăn nuôi ngày càng được quan tâm hơn bởi các cơ quan quản lý nhà nước, của cộng đồng và của chính những người chăn nuôi.

Hiện tại, Việt Nam cũng đã có một số chương trình/dự án hợp tác quốc tế về xử lý chất thải chăn nuôi (với FAO, Hà Lan, Đan Mạch, Pháp, Bỉ…). Nhiều doanh nghiệp cũng đã cung cấp các dịch vụ xử lý chất thải chăn nuôi. Tuy vậy cho đến này, các chất thải vật nuôi ở nước ta vẫn chưa được xử lý nhiều, hoặc có xử lý nhưng công nghệ xử lý chưa triệt để.


Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi còn nhiều bất cập về các nguồn lực. Sự phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các cấp quản lý địa phương để triển khai công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trong chăn nuôi chưa đạt nhiều hiệu quả.


Các chương trình/dự án hợp tác quốc tế chưa phát huy rộng rãi và có hiệu quả trong công tác BVMT chăn nuôi. Chúng ta chưa thu hút được sự đầu tư ở nhiều thành phần kinh tế vào lĩnh vực BVMT trong chăn nuôi. Thậm chí, nhận thức của người chăn nuôi về BVMT trong chăn nuôi còn hạn chế.


Do đó, trong thời gian tới, để giải quyết những khó khăn tồn tại trong quản lý chất thải chăn nuôi chúng ta cần có được một tầm nhìn rõ ràng hơn về vai trò của vật nuôi và các hệ thống chăn nuôi bền. Quản lý chất thải chăn nuôi không chỉ đơn thuần là áp dụng các công nghệ để xử lý những chất thải sau khi vật nuôi đã thải ra để hạn chế ô nhiễm môi trường. Một mặt, nó phải bắt đầu từ việc thiết kế khẩu phần ăn, đến việc xem xét (và có thể điều khiển) các quá trình tiêu hoá, hấp thu và trao đổi chất để cho con vật có thể sử dụng được tối đa các chất dinh dưỡng ăn vào và thải ra môi trường ít chất thải nhất, đặc biệt là những chất thải gây ô nhiễm. Mặt khác, quản lý chất thải chăn nuôi còn bao hàm cả việc sử dụng các chất thải (kể cả được xử lý và không xử lý) vào các mục đích có ích như làm làm phân bón cho cây trồng, làm thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, làm chất đốt, sản xuất biogas, điện v.v… nhằm vừa hạn chế được việc sử dụng tài nguyên đồng thời hạn chế được ô nhiễm môi trường.


Nhà nước tăng ngân sách đối với các hoạt động điều tra, khảo sát về môi trường chăn nuôi, hỗ trợ bảo vệ môi trường, cũng như các địa phương cần khuyến khích các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc và tầm ảnh hưởng lớn trong việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, ngoài ra phải kịp thời báo cáo các cơ quan quản lý cấp trên về các vùng, cơ sở ô nhiễm môi trường để sớm có phương án quản lý và khắc phục hiệu quả…có như vậy gánh nặng ô  nhiễm môi trường phần nào được giải tỏa trong thời gian tới.

HÀ PHƯƠNG (Tinmoitruong.vn)