Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Trà Ô Long TEA+ Plus bị phát giác “treo đầu dê bán thịt chó”? Tin mới nhất

(16:19:24 PM 19/01/2016)
(Tin Môi Trường) - Thời gian gần đây xuất hiện ngày càng nhiều chiêu trò “treo đầu dê bán thịt chó” trong hoạt động kinh doanh hàng tiêu dùng thiết yếu. Thậm chí, mới đây nhất, dư luận xôn xao xung quanh những thông tin về sản phẩm trà Ô Long Tea+Plus đưa nguyên liệu Trung Quốc vào Việt Nam đóng gói, pha chế rồi từ đó “đội lốt” hàng hoá “Made in Việt Nam”, “chất lượng Nhật Bản”… Những thông tin này khiến người tiêu dùng hoang mang, lo ngại…

Trà Ô Long TEA+ Plus bị phát giác “treo đầu dê bán thịt chó”?
List nguyên liệu có nguồn gốc Trung Quốc.


Cách thức kinh doanh gian dối này đang làm chết mòn niềm tin của người tiêu dùng với các sản phẩm hàng hóa Việt. Người tiêu dùng hoang mang, mất lòng tin, không nhận biết được xuất xứ, nguồn gốc các chủng loại hàng hoá bởi mối lo lắng khi bị tráo đổi bằng hàng Trung Quốc hay nguyên liệu sản xuất là hàng Trung Quốc.


Trả lời báo chí về thực trạng này, ông Đỗ Thanh Lam, Cục phó Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) từng nhận định: Kẽ hở chính sách, lòng tham của nhà sản xuất, thậm chí là cả ý thức người tiêu dùng là những nhân tố tiếp tay cho hành vi gian lận thương mại như thế này.

Đầu tiên là một vài loại hoa quả tuồn từ Trung Quốc vào, rồi đội lốt là đặc sản của các vùng miền Việt Nam. Sau nữa là quần áo, giầy dép, sản phẩm hàng tiêu dùng và mới đây nhất là thực phẩm, đồ uống.

Xuất phát từ một bản kê khai sản phẩm nhập khẩu trên mạng internet, nhiều người đã phát hiện ra sản phẩm đồ uống được quảng cáo là “nước uống đến từ Nhật Bản”, “chất lượng Nhật Bản” nhưng thực ra nguyên liệu pha chế đều được nhập từ… Trung Quốc.

 

Trà Ô Long TEA+ Plus bị phát giác “treo đầu dê bán thịt chó”?
Trà Ô Long TEA+ Plus sản xuất bằng bột trà nhập khẩu từ Trung Quốc nên những hình ảnh quảng cáo cánh đồng trà Thái Nguyên xanh bạt ngàn như thế này đương nhiên là không có thật.


Trà Ô Long TEA+ Plus đã mở các chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện truyền thông, khiến giới trẻ nhầm lẫn đây là sản phẩm của Nhật Bản, chất lượng Nhật Bản. Tuy nhiên, hãng này lại giấu nhẹm nguồn gốc nhập nguyên liệu của loại trà này toàn là từ… Trung Quốc. Các chuyến dịch truyền thông này khiến người tiêu dùng hiểu nhầm, đặc biệt là giới trẻ.

Theo những thông tin quảng cáo trên trang web công ty sản xuất loại trà này thì đương nhiên trà Ô Long TEA+ Plus là sản phẩm đến từ Nhật Bản từ công nghệ đến nguyên liệu. Thế nhưng, theo nguồn tin riêng của PV, toàn bộ nguyên liệu sản xuất trà Ô Long TEA+ Plus được nhập khẩu từ Trung Quốc, hoàn toàn không dính dáng đến Nhật Bản.

Tờ khai nhập khẩu của Công Ty TNHH Nước Giải Khát Suntory Pepsico Việt Nam từ tháng 6 đến tháng 12/2015 thể hiện mặt hàng nhập khẩu là “Bột trà ô long – Instant Oolong tea powder SUN60” ( Qui cách đóng gói : 20kgs/1 carton ), nơi nhập khẩu là Việt Nam, nguồn gốc xuất xứ ghi “CN” (viết tắt China, tức Trung Quốc – PV).

 

Trà Ô Long TEA+ Plus bị phát giác “treo đầu dê bán thịt chó”?
“Chất lượng Nhật bản” nhưng nguyên liệu toàn nhập từ Trung Quốc.


Phương thức vận chuyển loại bột trà này là đường biển. Đơn vị đối tác là Công ty SUNTORY BEVERAGE & FOOD ASIA PTE.LTD, Tên doanh nghiệp xuất nhập khẩu là Công ty TNHH Nước Giải Khát Suntory Pepsico Việt Nam.

Chúng tôi không tìm thấy bất cứ yếu tố “Nhật Bản” nào trong sản phẩm trà Ô Long TEA+ Plus. Đây rõ ràng là một phương thức “lách luật” tinh vi kiểu mới mà các cơ quan chức năng phải ngăn chặn. Chiêu trò nhập nhèm đánh lận con đen kiểu này không chỉ khiến người tiêu dùng bị lừa trắng trợn mà con làm xói mòn niềm tin với cuộc vận động “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.

Từ những thông tin đăng tải trên trang web của Suntory Pepsico Việt Nam, trà Ô Long TEA+ Plus ra đời từ sau hợp đồng giữa công ty PepsiCo, Inc. (NYSE:PEP) ký hợp đồng hợp tác với Suntory Holdings Limited (Suntory), một công ty nước giải khát và nước uống bổ dưỡng toàn cầu có trụ sở tại Nhật Bản ký vào tháng 10/2012.

(Theo Công luận)