Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Mảnh thiên thạch 4, 5 tỷ năm tuổi được tìm thấy bởi các nhà khoa học của ĐH Curtin. Ảnh: ĐH Curtin.
Mảnh thiên thạch được tìm thấy hôm 31-12 nặng khoảng 1,7kg. Ảnh: Fireballs in the Sky / Facebook
Mảnh thiên thạch được tìm thấy nhờ một hệ thống 32 máy ảnh, một chiếc máy bay hạng nhẹ, một chiếc xe địa hình bốn bánh và một thiết bị bay không người lái điều khiển từ xa cùng với hai người tìm kiếm và... rất nhiều may mắn.
Theo đó, mảnh thiên thạch được phát hiện là bị "ném xuống" Trái đất từ không gian vào hôm 27/12/2015 bởi những người dân địa phương ở William Creek và Marree, đồng thời được chụp hình bởi hệ thống máy ảnh Desert Fireball Network.
Sau khi phân tích một số hình ảnh và tính toán, các nhà khoa học đã xác định được khu vực tìm kiếm là ở Kati Thanda, hồ Eyre.
Cuộc tìm kiếm bắt đầu vào hôm 29-12 với sự hỗ trợ của một đội tìm kiếm địa phương và hai nhà nghiên cứu Phil Bland và Robert Howie đến từ ĐH Curtin.
Ba ngày sau, họ mới tìm thấy mảnh thiên thạch dưới một hố sâu 42 cm tại một vùng hẻo lánh cạnh hồ Eyre (điểm tự nhiên thấp nhất của Australia) trước khi bị một cơn mưa lớn cuốn đi.
Các nhà khoa học cho biết, mảnh thiên thạch nặng khoảng 1,7kg, được ra đời từ cách đây khoảng 4,5 tỷ năm - thời kỳ hệ Mặt trời mới hình thành.
Theo các chuyên gia, đây không chỉ là một khám phá thú vị về địa chất, bật mí cho chúng ta thêm những kiến thức về nguồn gốc của vũ trụ, mà còn là một cú hích lớn cho những người sáng lập của chương trình Desert Fireball Network.
"Thiên thạch này có ý nghĩa đặc biệt bởi nó có thể cho biết, loạt máy ảnh đã hoạt động hiệu quả để cung cấp thông tin cho các nghiên cứu trong tương lai", Bland nói. "Nó chứng tỏ rằng cỗ máy khổng lồ mà chúng tôi xây dựng đã thực sự làm việc".
Nhóm nghiên cứu tin rằng, mảnh thiên thạch đến từ một nơi nào đó giữa sao Hỏa và sao Mộc. Bland cho biết: "Thực tế, chúng tôi đang cố gắng thu thập tất cả các mảnh thiên thạch đáng chú ý. Điều này có ý nghĩa lớn bởi các cơ quan hàng không vũ trụ đã mất đến cả tỷ đô la để tiếp cận các hành tinh và mang mẫu vật về nghiên cứu. Trong khi đó, chúng ta có thể thực hiện việc nghiên cứu với chi phí thấp hơn rất nhiều".
Nhóm cũng hy vọng rằng, mảnh thiên thạch sẽ cung cấp các đầu mối để giải thích xem hệ Mặt trời được hình thành như thế nào, thậm chí là cả sự hình thành hoặc kiến tạo nên cuộc sống trên Trái đất.
Các nhà khoa học đã phải chạy đua với một cơn mưa lớn và đào hố bằng tay để tìm kiếm mảnh thiên thạch. Ảnh: Fireballs in the Sky / Twitte