Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Những đóng góp quan trọng của Việt Nam tại "Hội nghị Cây trồng lấy rễ và củ" tại Nam Ninh, Trung Quốc

(08:45:43 AM 16/01/2016)
(Tin Môi Trường) - Các chuyên gia hàng đầu thế giới về cây trồng lấy rễ và củ sẽ tham dự Hội nghị Cây trồng lấy rễ và củ lần đầu tiên được tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến 22/01/2016. Nội dung xuyên suốt của Hội nghị là “Gia tăng giá trị cho Cây trồng lấy rễ và củ” bao gồm hơn 24 chủ đề từ sản xuất giống cây trồng cho đến các kỹ thuật sau thu hoạch và đa dạng hóa sản phẩm. Đặc biệt hội nghị sẽ giới thiệu những đóng góp quan trọng của Việt Nam đối với sự phát triển nông sản xuất khẩu chủ chốt

Hội nghị Toàn cầu sẽ giới thiệu những đóng góp của Việt Nam đối với sự phát triển nông sản xuất khẩu chủ chốt tại Hội nghị Cây trồng lấy rễ và củ tại Nam Ninh, Trung Quốc, ngày 18 – 22 tháng 1 năm 2016

 

Những đóng góp quan trọng của Việt Nam tại "Hội nghị Cây trồng lấy rễ và củ" tại Nam Ninh, Trung Quốc


Trong 10 năm qua, sắn đã trở thành một trong ba cây trồng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Giáo sư Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp tại Hà Nội, sẽ tham gia Hội nghị cùng hơn 800 đại biểu khác để trình bày về cuộc cách mạng trong sản xuất sắn của Việt Nam.


Theo Giáo sư Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, Hà Nội cho biết thì, những năm gần đây ở Việt Nam, sắn (tên khoa học:Manihot esculenta Crantz) đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong cả công nghiệp lẫn cung cấp lương thực. Giá trị xuất khẩu hàng năm của sắn là từ 1.3 – 1.5 tỉ đô-la mỗi năm, trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn thứ ba trong ngành trồng trọtcủa Việt Nam, chỉ sau gạo và cà phê.


Nhờ khả năng thích ứng cao mà sắn có thể được trồng ở mọi vùng sinh thái ở Việt Nam, thậm chí ở cả những vùng đất cằn cỗi mà các cây trồng khác khó có thể phát triển, góp phần đáng kể vào việc cải thiện thu nhập cho nông dân nghèo. Việc sản xuất sắn cũng đã có thay đổi đáng kể: Từ năm 1975 đến năm 2000, năng suấtsắn trong nước dao động từ 6 – 8 tấn mỗi héc-ta và cũng chỉ được trồng chủ yếu làm thức ăn cho người và gia súc.


Sau đó, cùngTrung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) – một trong năm trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế của CGIAR có trụ sở tại Việt Nam – và các đối tác Việt Nam, Thái Lan, các nhà khoa học đã cho ra đời các giống sắn mới có năng suất cao từnăm 1988.


Từ năm 2000 đến năm 2014, diện tích trồng sắn đã tăng gấp đôi từ 237.600 héc-ta lên560.000 héc-ta. Còn năng suất sắn đã tăng hơn gấp đôi, tăng từ 6 – 8 tấn/halên 19 tấn/ha vào năm 2015.


Bảo tồn và phát triển sắn bền vững


Khoảng 200 triệu nông dân nghèo ở các nước đang phát triển trên toàn thế giới dựa vào các loại cây có củ để đảm bảo an ninh lương thực và tăng thu nhập. Các loại cây trồng này – như sắn, khoai tây, khoai lang và khoai mỡ - là các nguồn cung cấp năng lượng tốt, và một vài trong số đó còn rất giàu vitamin và khoáng chất.


Tại Việt Nam, sắn là cây lấy củ quan trọng nhất vì các nguyên nhân sau. Người nông dân thường trồng sắn trên các khoảnh đất nhỏ, bởi loại cây này không đòi hỏi nhiều thời gianvà côngchăm sóc. Loại cây này có thể sinh trưởng trên các khu vực đất dốc cằn cỗi và có khả năng chống chịu tốtvới điều kiện khắc nghiệtnhư hạn hán, nhiệt độ cao cũng như thiếu dinh dưỡng trong đất – điều vô cùng quan trọng để thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu. Người nông dân có thể trồng xen canh sắn với các loại cây trồngkhác để giảm thiểu các rủi ro, tăng thu nhập, và nhờ cósự đa dạng của thị trường tiêu thụ các sản phẩm sắn, người nông dân có thể có thu nhập ngay cả khi điều kiện thời tiết cho nông nghiệp không thuận lợi.


Trong thế giới luôn biến động ngày nay, tốc độ phát triển kinh tế phải song hành với việc đảm bảo tính bền vững của môi trường. Thêm vào đó là các thử thách đặt ra bởi biến đổi khí hậu – các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày một thường xuyên – và sự gia tăng dân số. Thách thức đặt ra cho chúng ta hiện nay là sản xuất lượng lương thực lớn hơn với nguồn lực ít hơn. Các loại cây lấy củ như sắn khá thích hợp để giải quyết thách thức này – chỉ cần được quản lý đúng cách.


Việt Nam gần đây đã tổ chức cuộc họp khởi động cho mạng lưới tạogiống sắn của Đông Nam Á. Mạng lưới này sẽ đóng góp vào giải quyết một số thách thức trong tương lai như đào tạo nâng cao năng lực, trao đổi nguồn gen và thu hẹp khoảng cách về sản lượng. CIAT đã tạo điều kiện cho việc trao đổi nguồn gen trong khu vực trong suốt hơn 30 năm qua, mang lại kết quả là rất nhiều giống mới đã được ra đời.

 

Những đóng góp quan trọng của Việt Nam tại "Hội nghị Cây trồng lấy rễ và củ" tại Nam Ninh, Trung Quốc


Những lo lắng về nạn xói mòn đất


Sắn là một trong các nhân tố có trong chương trình nghị sự chính sách mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nhằm hướng tới việc xóa đói giảm nghèo ở các vùng cao và vùng biên. Tuy nhiên, cũng có những lo ngại cho rằng sắn khiến tình trạng xói mòn đất ngày càng trầm trọng và có thể gây thiệt hại lớn đến môi trường.


Một trong các lý do của nỗi lo ngại đó là bởi sắn thường được trồng trên các vùng đất dốc hoặc trên đất cằncỗi, những nơi mà các loại cây khác khó lòng sinh trưởng được. Sắn cũng là một loài cây có kích thước lớn và cần được trồng với khoảng cách rộng để đạt năng suất củ cao. Do đó, trong khoảng 2 đến 3 tháng đầu sau khi trồng, khi tán lá chưa đủ dày để che phủ, bề mặt đất phải tiếp xúc trực tiếp với nước mưa và do đó dễ bị rửa trôi và mất chất dinh dưỡng.


Vì lẽ đó, người nông dần cần chú ý tạo che phủ bề mặt đất để ngăn rửa trôi và chốngxói mòn. Xen canh sắn với các cây trồng ngắn hạn, sinh trưởng nhanh và có độ che phủ cao như lạc vừa giúp bảo vệ bề mặt đất, đa dạng hóa thu nhập, kiểm soát đượccỏ dại lại vừa cải thiện độ màu mỡ của đất. Che phủ bề mặt đất bằng các chất bã sau thu hoạch hoặc cỏ cũng giúp bảo vệ đất khỏi nước mưa, tăng khả năng hấp thụnước và giảm xói mòn.


Trồng các dải cỏ để làm thức ăn gia súc như cỏ páp-pa-lum(Paspalum atratum) hay cỏ bụi như chi cốt khí (Tephrosia candida)trên các sườn dốc có thể tạo thành rào cản giúp giảm xói mòn, đồng thời cỏ thu hoạch được cũng có thể dùng làm thức ăn gia súc cho các hộ trồng trọt – chăn nuôi quy mô nhỏ. Ở tỉnh Yên Bái, CIAT hiện đang cùng bà con nông dân thử nghiệm mô hình xen canh sắn – cỏ này như một phần của các cải tiến mô hình nông nghiệp thông minh.


Các bằng chứng về lợi ích khi trồng sắn


Trái ngược với hầu hết các loại cây trồng khác, sắn có khả năng sinh trưởng và cho thu hoạch ngay cả khi trồng trên đất nghèo dinh dưỡng. Đó là lý do tại sao sắn thường được trồng bởi các nông hộ nghèo.Sắn không có thời gian thu hoạch cố định, do đó sắn có thể được giữ trong đất và sử dụng như một loại lương thực khi cần thiết. Tuy nhiên, bà con nông dân cần lưu ý rằng mặc dù sắn sinh trưởng được trong đất nghèo, chất lượng đất vẫn cần được cải thiện và chất dinh dưỡng trong đất cần được bổ sung.


Kết quả các thử nghiệm trồng sắn tại các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Đắk Lắk, Phú Yên cho thấy người nông dân đã thành công trong việc cải tiến các biện pháp canh tác, và các công nghệ mới đã thực sự đã mang lại năng suất sắn cao hơn. Thử nghiệm cho thấy năng suất sắn tăng từ 8.5 tấn một héc-ta lên tới 36 tấn một héc-ta ở một số khu vực – tức là tăng gấp 4 lần.


Các phương pháp  luận và các nghiên cứu có sự tham gia của nông dân đã được đưa vào sử dụng để đưa các công nghệ tiên tiến đến với hàng triệu hộ nông dân. Kể các việc lôi kéo nông dân tham gia vào chọn lựa các giống sắn năng suất cao, đánh giá thử nghiệm trên đồng ruộng và đưa vào sản xuất dựa trên các kỹ thuật hiện hành tại địa phương.

 

Những đóng góp quan trọng của Việt Nam tại "Hội nghị Cây trồng lấy rễ và củ" tại Nam Ninh, Trung Quốc

Nguồn ảnh: CIAT



Thiếu vốn đầu tư cho nghiên cứu


Tại nhiều khu vực ở Đông Nam Á như Indonesia, Philipin và một số cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi nơi các loại cây trồng khác khó phát triển, sắn vẫn được dùng làm cây lương thực chính. Ở nhiều dạng sản phẩm khác nhau bao gồm cả tinh bột, các loại cây lấy củ có thể đáp ứng nhu cầu củathị trường ngày càng đa dạng và mang lại nhiều lợi nhuận. Châu Á hiện đang là nhà cung cấp lớn nhất thế giới về sắn và các sảnphẩm từ sắn.


Nhu cầu toàn cầu đối với sắn đang tăng cao, mang theo một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô-la. Thị trường đang phát triển này mang đến cơ hội tuyệt vời để các nông hộ nghèo cải thiện thu nhập từ một loại cây trồng đòi hỏi ít đầu tư mà lại có thể sinh trưởng trong điều kiện đất xấu.


Thế nhưng chương trình an ninh lương thực của khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện nay lại tập trung chú trọng vào các cây ngũ cốc, gạo và lúa mì, bỏ qua thực tế rằng sắn – và các loại cây có củ khác – đang là nguồn lương thực chính cho hàng triệu hộ nông dân nghèo.


Bởi việc đầu tư vào các nghiên cứu về cây có củ là vô cùng quan trọng, Hội nghị Toàn cầu về Cây trồng lấy rễ và củ tại Nam Ninh, Trung Quốc là cơ hội để tăng cường nhận thức về lợi ích của sắn đồng thời thảo luận các biện pháp để tăng lượng đầu tư trong lĩnh vực này và đảm bảo rằng các nông hộ nghèo được hưởng nhiều lợi ích từ các kĩ thuật cải tiến hơn trong tương lai.

Hội nghị Toàn cầu về Cây trồng lấy rễ và củ (WCRTC): Được tổ chức nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của cây lấy rễ và củ - gồm sắn, khoai lang, khoai mỡ và các loại cây trồng khác vốn ít được lưu tâm trong tài trợ phát triển. Hội nghị cũng sẽ đánh giá các tiến bộ khoa học gần đây, thiết lập và xác định ưu tiên cho các cơ hội và thách thức mới đồng thời lập một kế hoạch để tìm kiếm sự hỗ trợ trong nghiên cứu và phát triển ở các lĩnh vực đang còn nhiều thiếu sót. Tham gia hội nghị là các chuyên gia hàng đầu từ các đơn vị nghiên cứu và tư nhân.

TIN MÔI TRƯỜNG (tinmoitruong@tinmoitruong.vn)