Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Hơn 70% diện tích vườn dừa Cà Mau bị bọ cánh cứng gây hại -Ảnh minh họa: TL
Do loại dừa truyền thống hay còn gọi là "dừa cổ" có thân cao chót vót nên rất khó phòng bệnh cho cây, nông dân phải chọn giải pháp đốn bỏ. Nhiều hộ bỏ vườn dừa mặc cho bọ cánh cứng hoành hành gây hại. Điều này làm gia tăng mức độ nghiêm trọng nhiễm bệnh bọ cánh cứng từ vườn dừa này sang vườn dừa khác.
Dù đây không phải là loại cây trồng chủ lực của tỉnh nhưng thực trạng nhiều diện tích vườn dừa bị nhiễm nặng bọ cánh cứng đã làm giảm sản lượng trái, giảm đáng kể nguồn thu nhập từ trồng dừa của các gia đình và hộ dân, trước đó từng có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
Ông Nguyễn Trần Thức, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Cà Mau cho biết, nhiều diện tích vườn dừa ở Cà Mau bị bọ cánh cứng gây hại nghiêm trọng, lại thêm thời tiết khô hạn nên cây dừa chậm phát triển.
Hiện chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu đối với bọ cánh cứng gây hại vườn dừa. Trước mắt ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân phun thuốc từ ngọn đối với những cây dừa bị nhiễm bệnh hoặc rải thuốc phòng trừ bọ cánh cứng. Đối với diện tích vườn dừa trồng ở vùng mặn cho sản lượng trái rất thấp, nhằm tạo bóng mát cho ao, đầm nuôi cá, nuôi tôm… thì diện tích vườn dừa bị nhiễm bọ cánh cứng đã bị hại đáng kể và ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người nông dân. Tuy nhiên, nhiều diện tích vườn dừa trồng ở vùng ngọt bị bọ cánh cứng gây hại đồng nghĩa với việc mất mùa, thất thu đáng kể cho hàng nghìn hộ nông dân.
Năm 2016, tỉnh Cà Mau quy hoạch và khôi phục diện tích vườn dừa đạt 7.400 ha đồng thời khuyến cáo nông dân trồng những loại giống dừa thân cây thấp, phù hợp thổ nhưỡng, cho năng suất cao và tiện lợi trong việc phòng bệnh bọ cánh cứng.