Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
>>Sự thật kinh hoàng bên trong bệnh viện Bạch Mai
Theo đó, trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn PGS.TS Nguyễn Việt Hùng bị cảnh cáo, cắt thu nhập tăng thêm 6 tháng, cắt toàn bộ các danh hiệu thi đua năm 2016, đồng thời kéo dài thời gian nâng bậc lương 6 tháng do chưa sâu sát trong công tác quản lý, giám sát các quy trình, tự ý triển khai thử nghiệm quy trình xử lý chất thải y tế nguy hại khi chưa báo cáo, chưa được bệnh viện và các cơ quan chức năng cho phép.
Ông Nguyễn Huy Nam, nhân viên tổ quản lý chất thải khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, nhận hình thức cảnh cáo, cắt thu nhập tăng thêm 12 tháng, cắt toàn bộ các danh hiệu thi đua năm 2016, kéo dài thời gian nâng bậc lương 6 tháng.
Kỹ sư Vương Thanh Thủy, viên chức tổ quản lý chất thải khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, nhận hình thức khiển trách, cắt thu nhập tăng thêm 6 tháng, cắt toàn bộ các danh hiệu thi đua năm 2016, kéo dài thời gian nâng bậc lương 3 tháng.
Thời gian thi hành kỷ luật đối với 3 cá nhân trên là 12 tháng kể từ tháng 1-2016. Nếu cá nhân tiếp tục vi phạm dưới bất cứ hình thức nào sẽ phải nhận kỷ luật cao nhất là buộc thôi việc với lý do không tuân thủ quy trình xử lý chất thải y tế theo quy định của bệnh viện.
Riêng đối với ông Nguyễn Văn Tuấn và bà Đỗ Thị Bích Hà, nhân viên hợp đồng của Khoa Kiểm soát - Nhiễm khuẩn, bị xử lý kỷ luật chấm dứt hợp đồng lao động.
Liên quan đến vụ việc, tại buổi họp báo 8-1, ông Nguyễn Việt Hùng, trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Bạch Mai, cho biết khoa đang thực hiện một nghiên cứu “trong phạm vi khoa, không phải là chủ trương của bệnh viện”, là nghiền nhỏ hoặc cắt một số rác thải y tế độc hại và hấp trong vòng 30 phút.
Theo ông Hùng như vậy không có mầm bệnh hay vi khuẩn nào sống sót.
Phần rác này sau đó, theo Bệnh viện Bạch Mai, được chuyển cho Công ty Urenco 10 xử lý chứ không bán cho làng nghề. Tuy nhiên theo điều tra của báo chí trước đó thì có rất nhiều rác thải y tế độc hại được tuồn ra bán tại các làng nghề để tái chế đồ sinh hoạt như thìa, muỗng…