Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Săn mây trên Bạch Mộc Lương Tử - đỉnh núi cao hơn 3.000 m của Việt Nam Tin ảnh

(22:12:12 PM 29/12/2015)
(Tin Môi Trường) - Trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2016, bạn có thể lên đường chinh phục Bạch Mộc Lương Tử, ranh giới giữa Lào Cai và Lai Châu, với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và biển mây bao la.

Săn mây trên Bạch Mộc Lương Tử - đỉnh núi cao hơn 3.000 m của Việt Nam
Sau một buổi chiều băng rừng vượt suối từ chân núi, nơi bản Kỳ Quan San của xã Sàng Ma Sáo tới độ cao 2.000 m, chúng tôi dựng lều và nghỉ đêm tại đây.
Săn mây trên Bạch Mộc Lương Tử - đỉnh núi cao hơn 3.000 m của Việt Nam
Khi đêm xuống, dưới cái lạnh thấu xương, chúng tôi được ngắm nhìn bầu trời sao rực rỡ.
Săn mây trên Bạch Mộc Lương Tử - đỉnh núi cao hơn 3.000 m của Việt Nam
Hôm sau, 4h chúng tôi đã chuẩn bị đồ đạc để tiếp tục lên đường. Trong đêm tối, chúng tôi nối đuôi nhau băng qua những con dốc và nhiều đoạn đường hiểm trở trong rừng. Có những nơi vách đá dựng đứng, cả đội lần mò rồi bám sát nhau, cẩn thận leo lên từng bước.
Săn mây trên Bạch Mộc Lương Tử - đỉnh núi cao hơn 3.000 m của Việt Nam
Sau khoảng 2 tiếng đồng hồ, trời bắt đầu hửng sáng. Chúng tôi ngắm nhìn khung cảnh núi rừng bừng sáng trong những tia nắng đầu tiên.
Săn mây trên Bạch Mộc Lương Tử - đỉnh núi cao hơn 3.000 m của Việt Nam
Từ điểm dừng chân này, người leo có thể nhìn rõ ràng khung cảnh núi Muối thuộc dãy Bạch Mộc Lương Tử. Thật tuyệt khi được ngắm mặt trời dần lên phía sau những ngọn núi trong biển mây mờ ảo.
Săn mây trên Bạch Mộc Lương Tử - đỉnh núi cao hơn 3.000 m của Việt Nam
Con người nhỏ bé giữa thiên nhiên hùng vĩ, bao la và khoáng đạt. Đứng trên mỏm núi cao ngắm toàn cảnh biển mây trong nắng sớm là một trải nghiệm tuyệt vời mà ai đã từng trải qua đều không thể nào quên được
Săn mây trên Bạch Mộc Lương Tử - đỉnh núi cao hơn 3.000 m của Việt Nam
Từ điểm dừng chân này đi lên là những đoạn dốc đá cheo leo, vô cùng nguy hiểm
Săn mây trên Bạch Mộc Lương Tử - đỉnh núi cao hơn 3.000 m của Việt Nam
Mỗi khi mệt mỏi, bạn chỉ cần dừng chân ngắm nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên, mây trời và rừng núi là lại có thêm tinh thần để bước tiếp. Đỉnh cao nhất của dãy Bạch Mộc Lương Tử cao 3.045 m.
Săn mây trên Bạch Mộc Lương Tử - đỉnh núi cao hơn 3.000 m của Việt Nam
Trên đường trekking, mỗi điểm dừng chân là một khung cảnh tuyệt đẹp khác nhau mang đến những cảm xúc nghẹt thở.
Săn mây trên Bạch Mộc Lương Tử - đỉnh núi cao hơn 3.000 m của Việt Nam
Trên hành trình, bạn còn gặp rất nhiều loại thảm thực vật độc đáo khác nhau. Khung cảnh rừng rậm hòa lẫn mây trời khiến bạn như lạc vào cõi mơ nơi núi rừng Tây Bắc
Săn mây trên Bạch Mộc Lương Tử - đỉnh núi cao hơn 3.000 m của Việt Nam
Bạch Mộc Lương Tử là ranh giới tự nhiên giữa Lào Cai và Lai Châu, với đỉnh cao nhất là 3.045 m. Đây là một trong 5 ngọn núi cao nhất Việt Nam, đang trở thành một trong những cung trekking hấp dẫn nhất đối với giới trẻ nhờ vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ của rừng núi, mây trời.
Săn mây trên Bạch Mộc Lương Tử - đỉnh núi cao hơn 3.000 m của Việt Nam
Có hai đường để chinh phục Bạch Mộc Lương Tử: một là từ xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai; hai là từ bản Dền Sung, xã Sin Súi Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.  Cung đường tuy gian nan hiểm trở, vì có nhiều đoạn dốc cao nguy hiểm không dành cho những người có thể lực yếu và sợ độ cao, nhưng đang ngày càng thu hút dân phượt chinh phục và khám phá.

Săn mây trên Bạch Mộc Lương Tử - đỉnh núi cao hơn 3.000 m của Việt Nam



Lưu ý:

- Từ tháng 12 năm trước tới tháng 3 năm sau là khoảng thời gian thích hợp để leo núi Muối, do thời tiết hanh khô, ít gặp mưa, đi lại đỡ mất sức.

- Thời gian chinh phục núi tổng cộng khoảng 3 ngày.

- Cần có porter dẫn đường, không tự ý leo.

- Đi từ hướng Lai Châu, bạn cần xin giấy phép của biên phòng khu vực, còn đi từ hướng Lào Cai thì không cần.

- Chuẩn bị đầy đủ đồ đạc cần thiết: giầy có đế bám tốt, đi được nhiều địa hình; áo khoác và miếng dán tạo nhiệt do nhiệt độ ban đêm có thể xuống tới 0 độ C, lều, túi ngủ...

Bài và ảnh: Mèo Già/Zing