Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Người dân Philippines tuần hành phản đối tình trạng biến đổi khí hậu ở Malina - Ảnh: Reuters
Theo nghiên cứu của IEA, đây là số tiền cần thiết để các quốc gia tham gia thỏa thuận Paris giảm khí thải nhà kính theo đúng các cam kết đã trình lên Liên Hiệp Quốc (LHQ) để hạn chế nhiệt độ trái đất tăng ở mức 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Phần lớn số tiền này sẽ được sử dụng để thay thế các nhà máy điện chạy than và khí đốt bằng các nguồn điện sạch như gió, mặt trời và hạt nhân. Một phần tiền sẽ được đầu tư vào chương trình giảm lượng điện tiêu thụ tại các doanh nghiệp và hộ gia đình.
IEA cho biết trên thực tế từ trước khi có thỏa thuận Paris, thế giới đã lên kế hoạch đầu tư tới 68.000 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu năng lượng từ nay cho đến năm 2040. Thỏa thuận Paris sẽ đẩy hoạt động đầu tư năng lượng theo hướng xanh, sạch hơn.
Bloomberg dẫn lời chuyên gia Paul Bledsoe, cựu cố vấn khí hậu chính phủ Mỹ, nhận định với thỏa thuận Paris, các dự án đầu tư vào năng lượng hóa thạch sẽ chịu mức thuế phí cao, trong khi đầu tư vào năng lượng sạch sẽ hưởng nhiều ưu đãi tài chính.
Dù vậy, nhiều chuyên gia khí hậu và môi trường cảnh báo các biện pháp và mục tiêu mà các quốc gia cam kết ở Paris sẽ không thể đảm bảo nhiệt độ trái đất chỉ tăng tối đa 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các tính toán cho thấy kể cả khi các nước thực hiện đầy đủ mọi cam kết thì nhiệt độ trái đất vẫn sẽ tăng tới 2,7 độ C.
“Điều đó có nghĩa là mực nước biển sẽ tăng cao, các hiện tượng thời tiết cực đoan liên tục xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực và ngành nông nghiệp toàn cầu” - chuyên gia Bill Hare của tổ chức Climate Analytics cảnh báo.