Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Bước khởi đầu chống biến đổi khí hậu Tin mới nhất

(11:16:45 AM 14/12/2015)
(Tin Môi Trường) - Tổng thống Mỹ Barack Obama mô tả thỏa thuận Paris là “cơ hội tốt nhất để cứu hành tinh của chúng ta”.

 Bước khởi đầu chống biến đổi khí hậu
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius (giữa) cùng các đại biểu tại COP21 vui mừng với thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris - Ảnh: Reuters


Nhưng giới chuyên gia nhận định đây mới chỉ là bước khởi đầu cần thiết, chứ không phải phương thuốc chữa trị căn bệnh khí hậu của Trái đất.

“Kết quả ở Paris sẽ làm thay đổi thế giới. Nhưng chúng ta không giải quyết xong vấn đề mà chỉ thiết lập nền tảng” - báo New York Times dẫn lời ông Christopher B. Field, nhà khoa học khí hậu hàng đầu nước Mỹ, nhận định về thỏa thuận toàn cầu chống biến đổi khí hậu vừa đạt được.

Nhà khoa học môi trường Hans Joachim Schellnhuber, chủ tịch Ủy ban cố vấn về biến đổi khí hậu của Chính phủ Đức, cũng đánh giá thỏa thuận Paris “đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi đến bền vững”.

Nói là khởi đầu, bởi sau Hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21) ở thủ đô Pháp, mực nước biển sẽ tiếp tục dâng, băng sẽ tiếp tục tan, hàng chục ngàn người vẫn sẽ chết vì nắng nóng và bão lũ...

Mục tiêu 20C

Thỏa thuận khí hậu Paris bao gồm năm vấn đề trọng yếu. Thứ nhất là mục tiêu 20C. Thế giới quyết tâm hạn chế nhiệt độ Trái đất tăng dưới 20C vào năm 2100 so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Thỏa thuận cũng khẳng định mức hạn chế 1,50C là mục tiêu cần đạt tới, nhưng điều đó phụ thuộc vào các quyết định tương lai. Để làm điều đó, thỏa thuận Paris yêu cầu Ủy ban biến đổi khí hậu Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố một báo cáo đặc biệt vào năm 2018.

IPCC phải trình bày rõ các biện pháp cần thiết để đạt mục tiêu 20C và 1,50C. Trước COP21, có 187 chính phủ đã đệ trình kế hoạch giảm khí thải nhà kính quốc gia.

Thỏa thuận Paris cũng đòi hỏi các nước đệ trình lại cam kết giảm khí thải vào năm 2020 để phù hợp với các đề xuất IPCC đưa ra và ứng dụng những phát triển khoa học công nghệ mới. Từ năm 2020, cứ sau 5 năm các nước phải điều chỉnh lại mục tiêu giảm khí thải.

Do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều quốc gia còn ngần ngại chưa đóng góp tài chính cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Năm 2009, các nước công nghiệp cam kết hỗ trợ 100 tỉ USD để giúp các nước nghèo thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu vào năm 2020.

Tại Paris, các bên không đạt được thỏa thuận về một mục tiêu tài chính sau năm 2020, nên đồng ý lấy con số 100 tỉ USD làm mức căn bản trong những năm tới.

Thỏa thuận Paris thúc đẩy việc chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang các nguồn năng lượng xanh, nhưng chưa đưa ra được những sáng kiến cụ thể.

Dù vậy, giới chuyên gia cho biết việc đặt mục tiêu hạn chế nhiệt độ chính là sáng kiến gián tiếp thúc đẩy đầu tư vào năng lượng xanh và đặt dấu chấm hết cho ngành công nghiệp năng lượng hóa thạch.

Cam kết giảm khí thải của chính phủ mỗi nước cũng bao gồm mục tiêu mở rộng thị phần năng lượng sạch.

Cuối cùng, thỏa thuận Paris xác định rõ biến đổi khí hậu không chỉ còn là một vấn đề môi trường như xác định của Nghị định thư Kyoto năm 1997, mà là vấn đề địa - chính trị trọng yếu.

Do đó, giới quan sát dự báo nhiều khả năng Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius, chủ tịch COP21, có thể sẽ trở thành ứng cử viên giành giải Nobel hòa bình.

Còn nhiều thách thức

Theo nhiều nghiên cứu, cam kết giảm khí thải của các quốc gia ở COP21 sẽ chỉ hạn chế nhiệt độ Trái đất tăng ở mức 2,7 - 3,50C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Bởi nhiệt độ Trái đất hiện đã tăng 10C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Liên Hiệp Quốc xác định năm 2015 là năm nóng nhất trong lịch sử, và năm 2016 có thể sẽ còn nóng hơn. Do đó báo cáo của IPCC năm 2018 và các quyết định tương lai của từng quốc gia là hết sức quan trọng.

AFP dẫn lời cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhấn mạnh 10 năm tới sẽ là thời kỳ trọng yếu của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

“Nếu chúng ta không thúc đẩy đầu tư phát triển năng lượng sạch và giảm khí thải nhà kính trên phạm vi nền kinh tế toàn cầu thì sẽ không thể tránh được các hậu quả thảm họa” - bà Clinton cảnh báo.

Cao ủy khí hậu EU Miguel Arias Canete cho rằng ngay từ ngày mai, thế giới phải lập tức bắt tay thực hiện các biện pháp cụ thể để giảm khí thải nhà kính. Có nghĩa là thỏa thuận Paris chỉ mang ý nghĩa đánh dấu sự thay đổi trong chính sách kinh tế toàn cầu nhằm giảm khí thải.

Đây cũng sẽ là tín hiệu gửi tới các thị trường tài chính và năng lượng quốc tế, mở đường cho sự chuyển đổi từ đầu tư vào than, dầu thô hay khí đốt sang năng lượng hạt nhân, điện gió và điện mặt trời.

Thỏa thuận Paris không phải là một hiệp ước có tính ràng buộc pháp lý đầy đủ, do đó sẽ đối mặt với nguy cơ không được Quốc hội Mỹ thông qua.

Tại quốc gia xả khí thải lớn thứ hai thế giới này, nhiều nghị sĩ Cộng hòa lo ngại thỏa thuận đe dọa sự thịnh vượng. Do đó, nhiều người dự báo các nỗ lực chống biến đổi khí hậu của Mỹ sẽ khựng lại nếu một chính trị gia Cộng hòa trở thành tổng thống thay thế ông Barack Obama.

Ghi nhận nỗ lực của Pháp

Theo AFP, cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore mô tả COP21 là “thành công ngoại giao xuất sắc nhất” trong hai thập kỷ qua. Nhiều nhà phân tích mô tả nhiệm vụ tổ chức COP21 là “giải mã một con rubik có 12 chiều”.

Nhưng Pháp đã thành công nhờ những chuyến ngoại giao con thoi không biết mệt mỏi của Ngoại trưởng Laurent Fabius và nỗ lực vận động của Tổng thống François Hollande.

Việc chính quyền Pháp mời các nhà lãnh đạo quốc tế dự lễ khai mạc COP21 thay vì lễ bế mạc cũng được xem là một “tuyệt chiêu ngoại giao”, vì qua đó gây sức ép lên các đoàn đàm phán buộc phải có kết quả tích cực.

“Chúng ta rời Paris để có nguồn cảm hứng tiếp tục chiến đấu- David Turnbull (chuyên gia của Tổ chức Oil Change International chống năng lượng hóa thạch)

Nguồn: Reuters, TTO