Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Tham gia triển lãm từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 11 năm 2015 dự kiến có hơn 8000 doanh nghiệp đến từ các ngành công nghiệp vải, sợi và dệt may. Đại sứ quán Đức cùng với Viện Friedrich-Ebert sẽ giới thiệu tới khách tham quan cũng như các doanh nghiệp tham gia triển lãm về „Liên minh dệt may bền vững“. Các doanh nghiệp quan tâm có thể được cung cấp những thông tin liên quan đến những công trình tiên phong của "Liên minh dệt may bền vững" cũng như khả năng cùng tham gia liên minh.
Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng (ở giữa), Đại biện lâm thời ĐSQ Đức Hans-Jörg Brunner, đại diện phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam và đại diện của Liên minh dệt may bền vững - Ảnh: Đại sứ quán Đức
"Liên minh dệt may bền vững“ được thành lập tại Berlin vào tháng 10 năm 2014 dựa trên sáng kiến của Bộ trưởng Bộ hợp tác kinh tế và phát triển CHLB Đức, tiến sĩ Gerd Mueller. Sáng kiến này tập hợp các đại diện từ các ngành kinh tế, xã hội dân sự, chính phủ liên bang và công đoàn, nhằm cải thiện chuỗi cung ứng dệt may cả về mặt xã hội, sinh thái và kinh tế, trong đó các thành viên chiếm khoảng 50% thị trường Đức. Việc triển khai từng bước các mục tiêu của liên minh bắt đầu từ mùa thu năm 2015, hướng tới việc các sản phầm dệt may được sản xuất trong những điều kiện sinh thái và xã hội tốt hơn. Điều cốt lõi của việc làm này là cùng hiện thực hóa các dự án tại các nước tham gia sản xuất, đặc biệt là ở Châu Á.
Từ đó có thể thấy vai trò đặc biệt của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng như tại các quốc gia khác. Nếu không có các nhà cung cấp với chất lượng rất cao tại Việt Nam thì liên minh dệt may không thể đạt được thành công. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên mà liên minh đến để giới thiệu. Do đó, Bộ trưởng Mueller rất vui khi nhiều vị khách và doanh nghiệp tới thăm gian hàng tại triển lãm. Nhờ mối quan hệ hợp tác lâu dài và vô cùng tốt đẹp với Việt Nam, liên minh dệt may có thể thực hiện dựa trên những kinh nghiệm tốt nhất cũng như những mạng lưới đã được thiết lập.
Các doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề này và muốn trao đổi về sản xuất dệt may bền vững cả về xã hội và sinh thái có thể tới tìm hiểu thông tin về „Liên minh dệt may bền vững“ tại gian hàng A-12.
Liên minh dệt may đặc biệt quan tâm đến Việt Nam, vì ngành công nghiệp may mặc của Việt Nam với 3,7% thị phần toàn cầu là nước xuất khẩu lớn thứ tư thế giới. Ngành may mặc chiếm khoảng 8% tổng sản phẩm quốc nội cũng như 13-15% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Có 5000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp thời trang và dệt may với 2,5 triệu lao động.
Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng & Đại biện lâm thời ĐSQ Đức Hans-Jörg Brunner tại gian hàng của Liên minh dệt may bền vững của Đức -Ảnh: Đại sứ quán Đức