Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Lục bình phủ kín sông Vàm Cỏ Đông
Để bảo vệ nguồn nước các sông, suối, kênh, rạch thuộc lưu vực sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, tránh khỏi tình trạng tái ô nhiễm do nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ra, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đang tăng cường triển khai việc giám sát việc vận hành hệ thống xử lý nước thải tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Theo đó, các hệ thống xử lý nước thải bắt buộc phải vận hành liên tục, đúng quy trình; bảo đảm nước thải xả ra môi trường phải đạt cột A theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Các doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất – kinh doanh phải lắp đồng hồ điện riêng cho hệ thống xử lý nước thải và lưu giữ hoá đơn mua hoá chất xử lý nước thải để ngành chức năng có cơ sở, kiểm tra. Trường hợp hệ thống xử lý nước thải xảy ra sự cố môi trường (vi sinh vật hoạt động không hiệu quả…), các doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh phải thông báo ngay cho UBND cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố, hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Các cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp có quy mô xả thải từ 1.000m3/ngày đêm trở lên (không bao gồm nước làm mát) phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục và truyền số liệu trực tiếp về Chi cục bảo vệ môi trường kiểm tra, giám sát.
Trường hợp các doanh nghiệp cố tình vi phạm như: Không vận hành hệ thống xử lý nước thải, xả thải không đạt chuẩn loại A ra môi trường…sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trướng tỉnh Tây Ninh, s ông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn (đoạn qua địa phận tỉnh Tây Ninh) ngoài việc cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản và giao thông đường thủy, hai con sông này còn bị tác động tiêu cực từ các họat động khai thác cát; tiếp nhận nước thải từ các khu Công nghiệp Trảng Bàng, Linh Trung III, Thành Thành Công, Phước Đông – Bời Lời và hơn 40 nhà máy chế biến khoai mì, 11 nhà máy chế biến cao su, 2 nhà máy chế biến mía đường và trên 30 cơ sở sản xuất kinh doanh khác với tổng lưu lượng nước thải từ 70.000 đến 80.000m 3 /ngày đêm.
Hiện hầu hết các khu công nghiệp, nhà máy chế biến kể trên đều đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại A trước khi được xả ra môi trường. Tuy nhiên, do chi phí vận hành các cơ sở xử lý nước thải cao, nên các cơ sở sản xuất kinh doanh cho hoạt động không liên tục, đầy đủ, hoạt động đối phó; sau đó lén lút xả thải chưa đạt chuẩn ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước.
Trong 10 tháng năm 2015, các cơ quan chức năng của tỉnh đã kiểm tra, phát hiện 73 cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm về bảo vệ môi trường, chủ yếu là xả thải không đạt chuẩn ra nguồn nước; tham mưu UBND tỉnh ra quyết định xử phạt với số tiền 6,438 tỷ đồng.