Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Người dùng Facebook bức xúc trên trang của “Câu lạc bộ ấm áp tình người”.
Trang Facebook có tên “Câu lạc bộ ấm áp tình người” đã đăng lại nội dung bài viết trên nhưng xóa bỏ tên tác giả, nguồn tin của báo, địa chỉ, số điện thoại của nhân vật. Do đó, những ai quan tâm không thể tự liên hệ, ủng hộ.
Chủ facebook còn đưa ra số tài khoản, số điện thoại cá nhân để cộng đồng đóng góp cho nhân vật. Ngày 9-11, văn phòng báo Dân trí tại TP.HCM đã vào cuộc điều tra và trang Facebook trên đã gỡ bỏ toàn bộ thông tin đã đăng liên quan đến vụ việc.
Hằng ngày, người dùng internet tiếp xúc với vô số thông tin kêu gọi giúp đỡ những người khó khăn được chia sẻ trên mạng xã hội. Chỉ cần một người đọc và tin tưởng, chia sẻ thì sẽ có nhiều người cùng biết. Nhưng không phải tất cả thông tin đều chính xác.
Phạm Gia Diễm Hạnh (sinh viên ĐH Sư phạm TP.HCM) cho rằng thường có ba loại thông tin kêu gọi lòng hảo tâm: “Mình thường tin những lời kêu gọi giúp đỡ người trong bệnh viện vì họ có hình ảnh ở bệnh viện minh chứng. Loại thứ hai là về những người vô gia cư, bán hàng rong. Với nhóm này, người đọc có thể đến tận nơi để kiểm chứng. Loại thứ ba là những viện dưỡng lão, cô nhi viện, rất khó phân biệt thật giả”.
Tô Thanh Phong (sinh viên ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia TP.HCM) đặt niềm tin vào nơi đăng tải thông tin: “Mình dựa vào uy tín của trang web hoặc người chia sẻ thông tin đó. Có hình ảnh thì thuyết phục hơn”.
Ông Trần Quang Chiến - giám đốc Công ty An toàn thông tin và truyền thông Việt Nam (VNIST) cho lời khuyên: “Người ta hoàn toàn có thể tạo facebook giả, đăng thông tin từ thiện, tài khoản cá nhân để lợi dụng lòng tốt của mọi người. Vì vậy, đừng tin những tài khoản facebook. Thay vào đó, hãy xem những trang, chuyên mục đáng tin cậy của các báo. Chúng ta nên xây dựng một hệ thống phụ trách việc đăng thông tin chính xác, là nơi trung gian để mọi người gửi gắm tấm lòng của mình”.