Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Vinasoy khẳng định100% nguyên liệu dùng trong chế biến sữa là đậu nành không biến đổi gen
Khẳng định nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng
Là chuyên gia am tường với hơn 18 năm kinh nghiệm gắn bó với đậu nành, Vinasoy thấu hiểu rằng mỗi loại sản phẩm khác nhau đòi hỏi một loại đậu nành khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm, bên cạnh nguồn nguyên liệu chính được sử dụng làđậunànhtrong nước tại Tây Nguyên (80%)Vinasoy còn nhập thêm đậu nànhtừ Canada (20%). Toàn bộ nguyên liệu được sử dụng, kể cả nguồn nhập khẩuđều là đậu nành tựnhiên, không biến đổi gen.Điều này được khẳng định thông qua các chứng nhận chất lượng,xuất xứtrong mỗi lô hàng nhập.
Liên quan đến vấn đề này, ông Ngô Văn Tụ - Giám đốc Công ty Sữa đậu nành Việt NamVinasoy khẳng định: “Với tôn chỉ kinh doanh suốt 18 năm qua là tạo ra các sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng từ nguồn đậu nành thiên nhiên, chúng tôi chỉ sử dụng đậu nành không biến đổi gen làm nguyên liệu cho tất cả các sản phẩm của mình để giữ vẹn lòng tin yêu mà người tiêu dùng đã dành cho trong suốt những năm qua”.
Chất lượng là ưu tiên hàng đầu
Trong sản xuất sữa đậu nành điều quan trọng là nguyên liệu phải tốt thì mới cho ra sản phẩm sữa có chất lượng cao nhất. Hiện tại giá đậu nành trồng tạiViệt Nam cao hơnđậu nành nhập ngoại khoảng 4.000 đồng/kg. Tuy nhiên, Vinasoy vẫn ưu tiên sử dụng nguyên liệuchính là đậu nành trong nước tại Tây Nguyên thayvì sử dụng hoàn toàn nguyên liệu nhập khẩu dù với số lượng đó có thể mang lại lợi ích kinh tế hàng mấy chụctỷ đồng. Việc này xuất phát từ hai nguyên nhân chính:
- Thứ nhất, đặc trưng của hạt đậu nành Việt Nam khi làm ra sản phẩm có hươngrất thơm, vị tự nhiên. Ngoài ra, do được mua và chế biến một thời gian ngắn sau thu hoạch nên hạt đậu còn rất tươi, chất lượng hạt đậu cònnguyên vẹn nên sản phẩm sữa có chất lượng cao.
- Thứ hai, Vinasoy vẫn phải nhập khẩu đậu nành từ Canada về phối trộn để nâng cao chất lượng sản phẩm vì đậu nành trong nước có yếu điểm là hàm lượng protein trong hạt đậu thấp cũng như một số đặc tính khác chưa thể đáp ứng được yêu cầu cho các sản phẩm hiện tại.Sự kết hợp khéo léo và tinh tếcác loại nguyên liệu đậu nành với nhau là bí quyết để sản phẩm sữa của Vinasoy có mùi vị thơm ngon riêng biệt và đáp ứng các tiêu chuẩn về dinh dưỡng, tốt cho người tiêu dùng. Trong chiến lược dài hạn của công ty, Vinasoy đang cùng các nhà khoa học hàng đầu tại Việt Nam và trên thế giới đầu tưmạnh mẽ vào công tác nghiên cứu đồng bộ nhằm ứng dụng công nghệ cao vào việc nâng cấp và tạo ra giống đậu nành giàu dinh dưỡng, năng suất cao với mục tiêu cùng người nông dân phát triển bền vững vùng nguyên liệu.
Nhờ có sự đầu tư nghiêm túc và bài bản vào nguồn nguyên liệu, hệ thống nhà máy hiện đại tiên tiếncùng bí quyết sản xuất riêng,Vinasoy đã được người tiêu dùng tín nhiệm nhờ các sản phẩm thơm ngon, bổ dưỡng và lành tính.Vào tháng 8, Vinasoy đầu tư 1.300 tỷ đồng nâng công suất nhà máy sữa đậu nành ở Bắc Ninh lên 180 triệu lít sữa mỗi năm, và vàotop 5 nhà sản xuất sữa đậu nành lớn nhất thế giới theo thống kê của Tập đoàn Tetra Pak (Thụy Điển).Mới đây,sữa đậu nành Fami của Vinasoy đã được chọn vào top 4 thương hiệu thành công trên thị trường Việt Nam, được vinh danh trong báo cáo Asia Brand Power 2015 (sức mạnh thương hiệu ở khu vực châu Á) của công ty nghiên cứu thị trường Kantartoàn cầu.
Với hành trình 18 năm tập trung chuyên biệtvề sản xuất sữa đậu nành, Vinasoy hiện đang dẫn đầu thị trường sữa đậu nành trong bao bì giấy tại Việt Nam với 83,3% thị phần toàn quốc (theo thống kê nghiên cứu thị trường của The Nielsen Việt Nam - tháng 08/2015). Năm 2014, Vinasoy đạt doanh thu 3.142 tỷ đồng, tăng trưởng 49% so với năm 2013. Với tình hình kinh doanh hiện khả quan, hết quý III, Vinasoy đã hoàn thành ba phần tư các chỉ tiêu đề ra, hứa hẹn hết năm 2015, Vinasoy sẽ cán đích thành công với chỉ tiêu doanh thu gần 4.000 tỷ đồng. Với mức tăng trưởng hàng năm luôn ở 2 con số, Vinasoy đang nhắm tới các mốc cao hơn, trước mắt là việc khởi công nhà máy công suất 180 triệu lít sữa đậu nành mỗi năm ở Bình Dương để hướng tới mục tiêu doanh thu 10.000 tỷ đồng vào năm 2020.