Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Thống kê tại Việt Nam, tai nạn giao thông đối với người đi xe máy chiếm hơn 70% số vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Có thực sự đáng mừng?
Chỉ hai chục năm về trước, gia đình nào phải thật khá giả mới có thể sắm cho mình một chiếc xe máy, tuy nhiên những năm gần đây việc sắm cho gia đình 1 chiếc xe máy làm phương tiện đi lại không còn quá xa xỉ nữa. Thậm chí hiện nay một người có thể sở hữu vài chiếc xe máy của các hãng khác nhau, từ các dòng xe không chỉ để thỏa mãn nhu cầu đi lại mà còn là một cách để họ thể hiện sự giàu có, đẳng cấp và gu ăn chơi của mình.
Người dân giờ không chỉ “đủ tiền” để mua những chiếc xe máy thuộc các loại xe số bình dân, xe ga vài chục triệu nhằm mục đích đi lại từ các mà còn “thừa tiền” để đầu tư cho thú chơi các loại siêu xe phân khối lớn vài trăm cho đến cả vài tỷ.
Ở nông thôn, hầu như gia đình nào hiện nay cũng có xe máy, không thì cũng phải vợ 1 cái, chồng 1 cái, con lớn 1 cái. Hoặc xe “đẹp” để đi chơi 1 cái, xe xấu hơn, xe cà tàng để chở hàng, đi làm ruộng cũng có một vài cái… tính sêm sêm mỗi gia đình cũng có một, hai cái xe máy.
Ở thành phố cũng như vậy, không chỉ mỗi người có 1 cái xe gia, những gia đình giàu có, khá giả hơn thì 1 người có khi có 2, 3 xe. Nhiều người ngoài xe đi làm ra còn đầu tư cả xe để chơi, toàn các “quái xế, siêu xe, hàng khủng”.
Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) vừa công bố tổng lượng xe bán ra trong 6 tháng đầu năm 2015 (từ tháng 4- tháng 9/2015) đạt 1.335.701 chiếc. Đây là tổng doanh số của 5 nhà sản xuất xe máy có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam gồm honda, yamaha, piaggio, suzuki và sym. Như vậy mỗi tháng người việt mua gần 217.000 xe máy.
Phải nói rằng đó có thể là điều đáng mừng cho nền kinh tế người dân, họ có tiền hơn, khả năng kinh tế đã vững chắc ổn định hơn rất nhiều thì mới có thể mua sắm được như thế. Tuy nhiên nếu ngẫm xa ra về các vấn đề mang tính xã hội hóa thì đó lại là điều để ta “suy ngẫm”.
Tổng lượng xe bán ra trong 6 tháng đầu năm 2015 (từ tháng 4- tháng 9/2015) đạt 1.335.701 chiếc.
Mừng vẫn mừng, mà lo lại càng lo
Mặc dù, đã có những chính sách điều chỉnh liên tục nhưng tốc độ phát triểnthực tế của các phương tiện giao thông vẫn vượt xa dự báo. Nếu như năm 2011, theo thống kê của cục đăng kiểm việt nam số lượng xe máy là 33,9 triệu chiếc. Thì theo kế hoạch của chính phủ, đến năm 2020 số lượng xe máy đăng ký, lưu thông tại việt nam sẽ đạt 36 triệu xe. Tuy nhiên tại thời điểm năm 2014, số lượng xe máy của việt nam đã lên hơn 40 triệu xe. Cũng theo thống kê của bộ giao thông vận thải việt nam từ đầu năm đến nay mỗi quý số lượng xe máy đăng ký mới khoảng 700.000 chiếc. Với đà tăng trưởng như hiện nay, dự báo đến năm 2020 sẽ tăng thêm 13 triệu chiếc.
Được coi là một quốc gia có số lượng xe máy “khủng” trên thế giới, Việt Nam chẳng thể tự hào vì kinh tế người dân nước mình “giàu có” để mỗi người có thể sở hữu không những 1 mà nhiều xe máy. Việc nhảy vọt số lượng xe máy chỉ khiến việt nam phải đương đầu với những thách thức về quá tải giao thông, áp lực lên môi trường, khó khăn trong công tác quản lý trật tự, đăng kiểm…
Trước hết là về giao thông, với 80% xe máy tham gia giao thông là áp lực lên giao thông hiện nay. Đặc biệt là các giờ tan tầm thì mới có thể thấy áp lực ấy nó nặng đến như thế nào. Hệ thống đường xá chật hẹp, ý thức người tham gia giao thông cũng chưa cao dẫn đến cứ đến gờ cao điểm là hầu như ở đâu cũng tắc nghẽn. Ô tô thì chịu chết đứng, còn xe máy thì mặc sức lợi dụng ưu thế nhỏ gọn, di chuyển thuận tiện cứ thể là lao lên vỉa hè, luồn lách…để vượt lên, điều đó càng khiến cho đã tắc lại càng tắc hơn.
Cũng theo đó, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn do nguyên nhân chủ yếu giao thông gây nên cũng tăng lên. Đứng ở ngã tư đường 1 lúc thì đầu óc cũng “rung rinh” luôn, hay là các anh sở hữu mấy em “quái xế” nổ máy đầu phố thì cuối phố cũng nghe tiếng, vít ga một cái khối người váng đầu,ai đang ngủ thì tưởng bom nổ cũng phải bật dậy. Đấy là những ví dụ vui những là tình trạng thực tế hiện nay.
Cũng theo ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, thống kê tại Việt Nam, tai nạn giao thông đối với người đi xe máy chiếm hơn 70% số vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Tham gia giao thông cũng đi liền với việc xả thải khói bụi ra môi trường. Theo ước tính của hiệp hội xăng dầu Việt Nam ước xăng dầu tiêu thụ nội địa cả năm 2015 đạt khoảng 16.4 triệu m3 tấn, tăng khoảng 6% so với năm 2014). Trong đó, 50% là tiêu thụ dành cho các phương tiện giao thông vận tải, như vậy có thể ước tính thải lượng chất thải hàng năm do các phương tiện hàng năm đưa ra năm 2015 là:
NO2 95,206 tấn/năm; SO222.390 tấn/năm; CO 2,153 triệu tấn/năm; Bụi (muội khói): hơn 12.600 tấn/năm và ngoài ra còn các chất hữu cơ khác.
Việc gia tăng xe máy nói riêng và các phương tiện giao thông nói chúng cũng làm tăng nhiệt độ trái đất, dẫn đến hiệu ứng nhà kính.
Hiệu ứng nhà kính thì có thể nhiều người còn “thoái thác” rằng trong tương lai nó mới xảy ra nhưng còn ngay trước mắt, hàng ngày phải bịt kín mỗi khi ra đường, lăn lộn như đi đánh giặc, vượt qua những trận địa toàn xe là xe để trở về nhà, hoặc chẳng có cơ hội để hít thở không khí trong lành mỗi ngày tthì đó là điều ta cần phải suy ngẫm xem “nhiều” xe máy quá nên vui hay buồn?