Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Chất thải rắn trong chăn nuôi nếu không xử lý tốt sẽ là thảm họa

(10:03:05 AM 03/11/2015)
(Tin Môi Trường) - Hiện với tổng đàn 3114,7 triệu con gia cầm và hơn 37 triệu con gia súc, mỗi năm khối lượng nguồn thải ra từ chăn nuôi ra môi trường là một con số khổng lồ- khoảng 84,5 triệu tấn/năm. Nếu làm phép chia đều theo đầu người chỉ tính riêng chất thải trong chăn nuôi, số lượng chất thải là xấp xỉ 1 tấn/người/năm.

Chất thải rắn trong chăn nuôi nếu không xử lý tốt sẽ là thảm họa

Bảng ứớc tính khối lượng chất thải rắn chăn nuôi phát sinh.

 

Một thảm họa mới không cần phải do khai thác và đào xới như công nghiệp khai khoáng tạo ra tại các bãi mỏ, mà “bãi chiến trường” do ngành chăn nuôi tạo ra lại nằm ngay trong chính “lòng dân”, ngày ngày sản sinh từ từ, đều đều và hệ lụy cũng khôn lườngkhông kém gì công nghiệp khai khoáng.


Nếu như người dân đô thị luôn phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, rác thải sinh hoạt, khói bụi... thì người dân ở nông thôn lại phải sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường do thuốc trừ sâu, rác thải nông nghiệp và đặc biệt là chất thải phát sinh từ chăn nuôi.


Chất thải trong chăn nuôi bao gồm 3 loại: Chất thải rắn (phân, thức ăn, xác gia súc, gia cầm chết)- Chất thải lỏng (nước tiểu, nước rửa chuồng, nước dùng để tắm gia súc)- Chất thải khí (CO2, NH3...) đều là những loại khí chính gây ra ô nhiễm môi trường. Cũng theo thống kê hiện nay, ngoài chăn nuôi hộ gia đình thì chăn nuôi theo mô hình trang trại ngày càng phát triển (có khoảng 23.500 trang trại chăn nuôi tập trung), các trang trại này chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu nằm xem kẽ trong các khu dân cư không có công trình xử lý chất thải hoặc có nhưng chưa đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, chính vì thế điều này tăng nguy cơô nhiễm môi trường và phát tán dịch bệnh cho gia súc và con người.


Theo thống kê đến nay, chỉ khoảng 40-50% lượng chất thải rắn trong chăn nuôi được xử lý, số còn lại bị thải trực tiếp thẳng ra cống, ao hồ, kênh rạch. Lý giải cho điều này là do một số hộ gia đình chỉ cần nuôi với số lượng nhỏ, lẻ từ 5-10 con heo không thường xuyên vệ sinh chuồng trại hàng ngày, xử lý phân, rác không hợp lý thì tất cả những hộ xung quanh đều phải chịu hậu quả, chất thải vẫn làm ảnh hưởng đến trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt của các gia đình, cũng như cảnh quan đường làng ngõ xóm.


Ví dụ diển hình như tại thônTrà Lâm (Thuận Thành, Bắc Ninh)người dân luôn phải sống trong cảnh khó chịu vì mùi phân lợn. Nổi tiếng là làng nghề làm đậu phụ, kết hợp với chăn nuôi (gà và lợn), Trà Lâm nhờ vào đó mà phát triển đời sống kinh tế hơn song đi đôi với phát triển kinh tế thì Trà Lâm cũng đối mặt với hệ lụy ô nhiễm đang ngày một trầm trọng. Với 80% số hộ chăn nuôi lợn với số lượng trung bình ít từ 10- 20 con/hộ, hoặc có hộ nhiều từ 50- 70 con chăn nuôi trực tiếp tại chuồng trại trong hộ gia đình, hàng ngày số lượng chất thải rắn (phân, nước rửa chuồng..) được xả thẳng ra các cống lộ thiên là vô số kể. Trong khi đó, hệ thống cống rãnh cũng không được khơi thông liên tục, dẫn đến tình trạng nước cống, nước mưa, phân lợn ngập ngụa lên tới nửa ngõ những ngày mưa là chuyện bình thường. Đặc biệt vào các mùa hiên nhiệt, trở giời thì ruồi, muỗi từ dưới cống xônglên nhiều như “quân nguyên”. Chưa kể, quanh năm người dân nơi đây luôn phải sống chung với mùi hôi nồng “truyền thống”. Mấy tháng trở về đây, kể từ sau dự án xây dựng đường nông thôn mới thì dân tình được sống yên ổn hơn, tuy nhiên đó chỉ là “khuất mắt trông coi” khi các đường cống lộ thiên bị bao trùm lên bằng các đường bê- tông hóa đường ngõ xóm, songcác chất thải vẫn xả ra cống rồi đổ trực tiếp vào ao, hồ trong làng. Chẳng thế mà ao hồ trong làng trước kia vốn trong xanh, nước có thể mang tắm, giặt hoặc về làm đậu được nay đã biến thành những vũng ao tù nước đọng, đen xì, khô khốc hoặc xình lầy bỏ hoang cho bèo mọc.

 

Chất thải rắn trong chăn nuôi nếu không xử lý tốt sẽ là thảm họa

Hệ thống cống lộ thiên luôn được “bồi tụ” đầy ắp chất thải từ chăn nuôi.


Cũng tại Thái Nguyên, theo thống kê của tỉnh năm 2013, trên địa bàn tỉnh có hơn 670 trang trại, gia trại chăn nuôi; trong đó, có 274 trang trại, gia trại chăn nuôi lợn, hơn 350 trang trại gia trại chăn nuôi gà, còn lại là các trang trại, gia trại chăn nuôi trâu, ngựa, dê, chồn, nhím... Khoảng 90% các trang trại, gia trại chăn nuôi có quy mô chăn nuôi dưới 1000 con/năm.Qua kiểm tra thực tế, phần lớn các trang trại, gia trại nằm xen kẽ trong các khu dân cư, có quỹ đất nhỏ hẹp không đủ diện tích xây dựng các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo xử lý chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn chuẩn cho phép, không đảm bảo khoảng cách vệ sinh đến khu dân cư gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân xung quanh.


Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, trong hoạt động chăn nuôi, chất thải trong chăn nuôi lợn là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất. Chất thải của các trang trại, gia trại nuôi lợn chủ yếu được xử lý bằng hệ thống biogas song biện pháp này chỉ giải quyết được vấn đề thu hồi khí sinh học tận thu làm nhiên liệu còn mức độ giảm thiểu ô nhiễm không đáng kể, không giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước và mùi hôi thối.


Đó chỉ là hai trong nhiều địa phương điển hình có ngành chăn nuôi phát triển song cũng đi đôi với ô nhiễm. Vì thế thiết nghĩ, sự phát triển của chăn nuôi cũng phải đi liền với bảo vệ môi trường xung quanh. Và người dân đóng hai vai, vừa là người “gieo nhân” xong cũng chính là người “gặt quả” vì vậy những động thái tác động lên môi trường cũng là “mũi dùi” chĩa thẳng vào môi trường sống của người dân.

Theo báo cáo thống kê tại hội nghị môi trường toang quốc lần thứ IV, cả nước hiện nay có gần 12 triệu hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi và 23.500 trang trại chăn nuôi tập trung. Trong đó, phổ biến ở nước ta là chăn nuôi lợn (chiếm 56% hộ nông thôn) và gia cầm (chiếm 69% hộ nông thôn). 

PHƯƠNG THẢO /Tinmoitruong.vn