Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
>>Kỳ 1: Trả lại bản chất cho phí bảo vệ môi trường trong lĩnh vực khai thác khoáng sản
Khai thác khoáng sản thường để lai nhiều hệ lụy về môi trường và xã hội.-Ảnh: TL
Có mặt tại hội thảo “Khai thác khoáng sản: Từ câu chuyện ở cộng đồng cho đến các vấn đề chính sách” có rất nhiều cá nhân, tổ chức đại diện cho tiếng nói của người dân- chính quyền địa phương- Doanh nghiệp đã lên tiếng về những khúc mắc, hạn chế, tồn tại trong sử dụng phí BVMT hiện nay.
Chính quyền: Loằng ngoằng câu chữ
Theo nghị định 74/2011/NĐ-CP thì Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản không kể dầu thô và khí tự nhiên là “khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100% để hỗ trợ các công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động sản xuất khai khoáng”.
Tuy nhiên, theo những nghị định được ban hành ở trên thì lại chưa có lý giải rõ ràng, chuẩn mực về khái niệm “địa phương”nơi có hoạt động sản xuất khai khoáng. Việc này dẫn đến tranh cãi về việc phân bổ nguồn ngân sách thu được đến các “địa phương” ở đây là tỉnh, huyện, xã… hay ở quy mô như thế nào?
Dẫn chứng cho điều này, Đại diện cho tiếng nói của bộ máy chính quyền địa phương đến tham dự hội thảo, ông Vũ Đăng Khoa- Chủ tịch UBND thị trấn Trại Cau (Thái Nguyên) bày tỏ ý kiến của mình: “Theo quy định phí BVMT được trích lại cho địa phương 100% để khắc phục môi trường nơi có hoạt động KTKS, tỉnh Thái Nguyên mưới có cơ chế trích lại cho Huyện chứ không bố trí trích lại cho Thị trấn nơi trực tiếp có hoạt động KTKS diễn ra. Hội đồng nhân dân Huyện có cơ chế trích 80% cho các xã trấn trên địa bàn có KTKS đối với các doanh nghiệp Huyện quản lý nhưng lại khống chế không quá 500 triệu/năm. Như vậy, thị trấn Trại Cau là nơi có hoạt động lớn về KTKS (mỗi năm DN tỉnh quản lý nộp từ 25- 30 tỷ tiền phí BVMT) thì lại không được trích để chủ động xử lý nững tác ddoongjj của KTKS đến môi trường”Ông Khoa khẳng định đây chính là một trong những bất cập của chính sách cần phải được chỉnh sửa sao cho phù hợp vưới các địa phương có hoạt động KTKS.
Như vậy về quy định của nhà nước đã có nhưng còn chunh chung chưa có những quy định, giải trình cụ thể, công khai mức điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội đối với địa phương. Đối với cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã là bao nhiêu, tránh tình trạng có điều tiết về địa phương, nhưng cấp xã nơi có hoạt động khai thác diễn ra chủ yếu lại không nhận được hoặc chỉ “nhỏ giọt”.
Người dân: Không hay- không biết
Theo kết quả phỏng vấn 30 xã tại một số tỉnh miền núi phía Bắc của Trung tâm con người và thiên nhiên (Pan Nature) thì có 06 xã cho biết hàng năm có nhận được khoản phan bổ nguồn từ KTKS nhưng không rõ có phải Phí BVMT hay không. 12 xã không nhận được phân bổ nguồn thu từ KTKS. Và 12 xã không biết có nhận được hay không do hàng năm chỉ nhận được 1 khoản phân bổ ngân sách chung và không rõ nguồn gốc.
Có xã cho biết, có nhận được phân bổ nguồn thu từ phí BVMT, tuy nhiên nguồn thu này cũng chỉ được sử dụng để chi trả lương cán bộ và các hoạt động khác của UBND xã. Có 21 xã chưa từng được đầu tư các công trình hay dự án cải tạo môi trường.
9 xã được đầu tư công trình nước sạch nhưng các công trình này lại thuộc chương trình 135 (CT phát triển Kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn) hoặc 925 (CT đường giao thông nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường).
Cụ thể câu chuyện tại xã Giáp Lai (Sơn Thủy, Phú Thọ)với tỷ lệ hộ nghèo trên 25%. Trên địa bàn hiện có 3 doanh nghiệp khai thác khoáng sản. Hoạt động khai thác khoáng sản đã dẫn đến tỷ lệ ung thưu và chết do ung thư tăng cao (21/35 chết do ung thư- 2011). Hiện tại, người dân trong xã đang rất thiếu thốn nguồn nước sạch. Đa phần người dân vẫn đang phải sử dụng nguồn nước giếng không đảm bảo. Năm 2012, UBND xã được phân bổ tổng ngân sách là 1,4 tỷ đồng. Trong đó, số tiền được phân bổ từ phí BVMT ttrong KTKS là 450 triệu, toàn bộ số tiền này chỉ dung để chi lương, phụ cấp cho cán bộ và các hoạt động chung khác của UBND theo đúng hướng dẫn, trong khi nhu cầu về nước sạch của nhân dân vẫn đang bỏ ngỏ.
Một câu chuyện nữa ở xã vùng cao Tân Pheo (Đà Bắc, hòa Bình) với dân số chủ yếu là người dân tộc thiểu số, tỉ lệ nghèo là 33,56%, mặc dù trên địa bàn hiện có 3 mỏ sắt đang được khai thác. Hoạt động khai thác đã làmcho 40 hộ dân mất đất vào năm 2006. Mức giá đền bù để di chuyển người dân ra khỏi khu khai thác được gọi là cái giá “cay đắng” chỉ bằng gói mỳ tôm 1000- 2000/m2, dẫn đến việc chuyển đổi sinh kế của người dân là vô cùng khó khăn. Mặc dù năm 2006, xã có được phân bổ 100 triệu từ nguồn phí BVMT, tuy nhiên từ năm sau xã lại không hề được phân bố.
Câu chuyện của hai xã trên vốn chỉ là hai xã được chúng ta nhắc đến, đưa ra để luận, nhưng chắc chắn còn rất nhiều xã khác, địa phương khác cũng có những câu chuyện chung như vậy. Từ những bức tranh trên cho thấy câu hỏi to đùng cần giải đáp: “Ở những nơi địa phương như thế thì Phí BVMT đang ở đâu và vai trò, sứ mệnh của nó là gì? Và liệu người dân được hưởng lợi gì ngoài những tác động nghiêm trọng từ việc khai thác?”.
Doanh Nghiêp: “Đóng phí BVMT chỉ như áo gấm đi đêm”
Vốn là bên hứng chịu nhiều búa rìu dư luận nhất nếu như hoạt động khai thác diễn ra, tuy nhiên dốc bầu tâm sự tải hội thảo “Khái thác khoáng sản: Từ câu chuyện ở cộng đồng cho đến các vấn đề chính sách”, đại diện cho phía doanh nghiệp hoạt động KTKS- ông Nguyễn Văn Quảng, chi nhánh Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên- mỏ sắt Trại Cau cũng bày tỏ những cái khó và thắ mắc của mình trong việc đóng phí BVMT. Đó là công tác thanh kiểm tra, giám sát và thực hiện cơ chế công khai, minh bạch trong thu, quản lý, sử dụng nguồn thu từ phí BVMT đối vưới KTKS chưa được tiến hành thường xuyên theo định kỳ hàng năm. Và chưa có những hướng dẫn cụ thể chi tiết về việc thu, chi phí BVMT co tính vào các khoản chi của doah nghiệp nộp phí theo đúng quy định, tuy nhiên trên thực tế đã xảy ra trường hợp, doanh nghiệp vẫn đóng phí BVMT dầy đủ nhưng khi xảy ra sự cố môi trường không phỉa do chủ quan của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra chi phí một lần nữa để khắc phục. Trong khi đó tiền phí BVMT đã đóng chỉ như “áo gấm đi đêm” doanh nghiệp cũng như người dân đều không biết đã đi đâu và được sử dụng vào mục đích gì. Chính vì thế mới có tình trạng dân cứ thấy doanh nghiệp là “ghét”.
Lắng nghe tiếng nói từ ba bên, ít nhiều chúng ta đã hiểu được cái khó, cái khổ từ mỗi bên. Tuy nhiên có lắng nghe, có thấu hiểu thì ta mới có thể tìm ra được phương án khuyến nghị chính sách mới phù hợp đa bên và hợp lý nhất.