Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Đầu năm 2011, trong một chuyến huấn luyện bơi lội ở vùng biển Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam), ông Toại tình cờ sở hữu được 4 mẫu hóa thạch cua đá còn nguyên vẹn hình dáng, từ những ngư dân đang kéo lưới giã cào.
Cũng từ đó, ông bắt đầu để tâm tìm hiểu về các hóa thạch cua...
Hóa thạch cua đá tìm thấy ở khu vực Cù Lao Chàm
Theo ông Toại: “Hóa thạch thường được phát hiện chủ yếu tại tầng nham trầm tích ngoài biển. Để hóa thạch, sinh vật nhất thiết phải có những bộ phận cứng, khó phân hủy như xương, vỏ…, khi chết phải lọt trong một lớp bảo vệ, để tránh khỏi những tác động phá hủy. Nếu như các phần cơ thể của chúng bị nghiền nát hoặc bị ăn mòn thì khả năng tạo thành hóa thạch của sinh vật không thể thực hiện được”.
80% trong số mẫu hóa thạch cua của ông Toại giữ nguyên hình dáng, từng cái càng nhỏ, càng lớn đều nguyên vẹn…
Các mẫu cua hóa thạch cua của ông chủ yếu tìm được ở vùng biển Điện Dương, Hội An (Quảng Nam) và Đà Nẵng, được lưới giã cào kéo lên độ sâu 50 - 100 m cát. Điểm chung của các mẫu cua này là kích cỡ, tương đương 3 - 4 ngón tay.
Mong muốn những hóa thạch cua đá của mình được các nhà chuyên môn đoán định niên đại, ông Toại tìm đến với các nhà khoa học ở viện Hải dương học Nha Trang, nhưng người am hiểu về lĩnh vực này không nhiều, nên ông xoay qua tìm kiếm thông tin ở những trang mạng trong và ngoài nước.
“Có thông tin cho thấy các hóa thạch này thuộc về kỷ Pliocen cách đây hàng chục triệu năm. Nhưng tôi vẫn muốn những hóa thạch quý giá này có có cơ hội được giới chuyên môn khảo cứu, xác định niên đại một cách bài bản”, ông chia sẻ.
Nếu hóa thạch cua đá tìm thấy ở biển Cù Lao Chàm có màu vàng cam đặc trưng thì các hóa thạch cua ở vùng biển Đà Nẵng lại có màu đen khác biệt . Mặc dù 2 khu vực này liền một dải biển và vị trí các hóa thạch tìm được chỉ cách nhau từ 20 - 40 km.
Hiện tại, ở Bảo tàng Hạ Long (Quảng Ninh) đang lưu giữ 4 mẫu hóa thạch cua đá do ngư dân Nguyễn Văn Bát tìm thấy ở vùng biển Đảo Quan Lạn, khu vực vịnh Bái Tử Long.
Như vậy, một cá nhân như ông Toại, sở hữu được hơn 40 mấu hóa thạch cua gần như nguyên vẹn, là một điều hiếm thấy, là một kỳ duyên.
Hơn nữa, việc toàn bộ các mẫu hóa thạch này được tìm thấy ở vùng biển miền Trung là Quảng Nam, Đà Nẵng cũng là một cơ sở dữ liệu xác đáng cho công tác nghiên cứu khảo cổ, góp một chi tiết thú vị vào bức tranh toàn cảnh về cổ môi trường và cổ sinh học của vùng biển Việt Nam.