Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh minh họa: TL
Ông Trần Văn Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương tỏ ra quan ngại trước vấn đề tăng học sinh mỗi năm đang diễn ra quá nhanh và quá đông, khiến công tác quy hoạch xây dựng trường học đang chạy đua mà không theo kịp với tỷ lệ tăng học sinh. Ông cho rằng cứ tình hình này tiếp diễn thì vài năm tới các địa bàn tăng học sinh sẽ đối diện với tình cảnh phải tổ chức cho học sinh học ba ca.
Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Thuận An Huỳnh Thị Mỹ Ngân cho biết, năm học mới 2015 - 2016 trên địa bàn thị xã Thuận An đã tăng trên 10.000 học sinh; trong đó số học sinh đầu cấp vào lớp 1 đã tăng khoảng 5 nghìn em, vì vậy việc bố trí bình quân mỗi lớp đến 50 em/lớp. Việc cố gắng thu nhận học sinh sẽ khiến nhiều trường bị quá tải, dẫn đến chất lượng giáo dục và đào tạo tại các trường chuẩn có thể bị suy giảm.
Năm học mới 2015-2016, toàn ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương có 554 đơn vị, trường học; trong đó có 185 trường ngoài công lập, tăng thêm 19 trường; đầu tư xây dựng và nâng cấp 33 trường công lập có lầu, nâng tỷ lệ trường công lập được lầu hóa đạt 68%. Hiện các trường học trên địa bàn tỉnh được công nhận đạt chuẩn quốc gia đạt trên 62%. Trong khi đó, tại một số địa phương đã tìm cách “vượt rào” về hạn định trong xây dựng cơ bản bằng cách tổ chức xây trường học chạy trước việc bố trí ngân sách nhằm lo đủ chỗ học cho con em trên địa bàn. Tuy nhiên, cách làm này theo cảnh báo của Sở Kế hoạch và Đầu tư là việc “cầm đèn chạy trước ô tô” có thể phát sinh nợ công.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương Nguyễn Hồng Sáng cho hay hiện ngành giáo dục không thể lo xuể chỗ học cho con em có hộ khẩu thường trú trong tỉnh, chứ chưa nói đến hàng nghìn học sinh nhập cư tăng vượt kế hoạch. Dự báo những năm tiếp theo số học sinh còn tăng hàng chục nghìn em nữa, do đó ngành giáo dục tỉnh Bình Dương luôn trong tình trạng căng thẳng...