Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Toàn cảnh hội thảo
Tại Hội thảo, nhiều đại biểu đến từ các Viện, các tổ chức nông nghiệp trong nước và từ các nước Lào, Campuchia, Thái Lan đã chia sẻ những kinh nghiệm thiết thực về canh tác SRI.
Ông Ngô Tiến Dũng, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, tập quán sản xuất lúa hiện nay của chúng ta có bất hợp lý. Đó là, gieo cấy quá dày, lượng giống lên tới 150 – 300 kg/ha. Việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan gây nên ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước, nguy cơ mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nên những bệnh mãn tính. Chính vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định về tăng cường áp dụng Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) 2015 - 2020, đề ra mục tiêu đến năm 2020 phải giảm 50% lượng thuốc hóa học sử dụng trong nông nghiệp, giảm 10% lượng phân đạm, giảm 20% lượng phát thải khí nhà kính, 80% diện tích áp dụng IPM/SRI.
Theo bà Lê Nguyệt Minh, đại diện Oxfam, lúa giảm phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu (SRI) đem lại tác động đa chiều. Hiện Oxfam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thực hiện ứng dụng SRI dựa vào cộng đồng ở miền Bắc. Chương trình này tận dụng triệt để các nguồn lực sẵn có, đầu tư vào khuyến nông, tạo cơ chế chính sách huy động nguồn vốn nhằm thúc đẩy các tổ chức khác cùng tài trợ. Trong quá trình triển khai Chương trình, Oxfam cùng đối tác áp dụng xuyên suốt các chiến lược tiếp cận đa chiều, chú trọng phương pháp khuyến nông “Nông dân tới nông dân” thông qua xây dựng các lớp học tại hiện trường và phát triển mạng lưới nông dân nòng cốt tại các địa phương. Oxfam đang huy động sự tham gia của nhiều bên vào việc thúc đẩy SRI, gồm các đơn vị nghiên cứu, đào tạo, các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức NGOs, tổ chức của cộng đồng (HTX, tổ nhóm nông dân,..)