Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Toàn cảnh hội thảo tổng kết Dự án “Xây dựng Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về ĐDSH của Việt Nam và lồng ghép bảo tồn ĐDSH vào quy hoạch sử dụng đất tại địa phương” (NPSAP) tại Hà Nội ngày 22 tháng 9 năm 2015
-Thưa ông, từ góc độ của nhà tài trợ, ông đánh giá như thế nào về kết quả đạt được của so với mục tiêu đề ra và những đóng góp đối với công tác bảo tồn ĐDSH tại Việt Nam?
Ông Đào Khánh Tùng: Dự án NBSAP được UNDP tài trợ bao gồm hai hợp phần chính. Hợp phần thứ nhất đóng vai trò chủ đạo là xây dựng các chính sách và kế hoạch hành động ở cấp quốc gia về ĐDSH. Hợp phần thứ hai là một sang kiến thí điểm về tăng cường kiến thức và năng lực cho cấp tỉnh trong việc thực hiện chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia về ĐDSH. Trong thiết kế, dự án đã đề ra các chỉ số cốt lõi cho các can thiệp ở cả hai cấp độ trung ương và địa phương. Có thể nói, qua ba năm thực hiện, dự án đã đạt được những kết quả khả quan ở hầu hết các chỉ số.
Chiến lược quốc gia và kế hoạch hành động đã được xây dựng và phê duyệt. Kèm theo đó, dự án cũng đã xây dựng một cẩm nang hướng dẫn cho việc thực hiện chiến lược quốc gia này giúp cho các địa phương có thể triển khai thực hiện một cách thuận lợi và đồng bộ các nhiệm vụ của mình.
Bên cạnh đó, nhiều báo cáo, sản phẩm của dự án đã được xây dựng và phát hành như: Báo cáo quốc gia cho Công ước Quốc tế về ĐDSH; Báo cáo về các vấn đề ĐDSH; Báo cáo nghiên cứu rà soát cơ chế tài chính hiện tại về ĐDSH và đánh giá nhu cầu tài chính cho ĐDSH… đã cung cấp những thông tin cập nhật về bảo tồn ĐDSH cho các cấp, các ngành có liên quan, tạo thuận lợi cho việc hoạch định chính sách và lập kế hoạch can thiệp.
Tại địa phương, các can thiệp nhằm tăng cường năng lực cho các cấp địa phương trong thực hiện các chính sách kể trên cũng đạt được những kết quả mong đợi theo các chỉ số đề ra. Cụ thể, hai tỉnh thí điểm là Sơn La và Lạng Sơn được cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật cho việc triển khai các hoạt động lồng ghép ĐDSH vào QHSDĐ của tỉnh với các đề xuất phân bổ đất phù hợp cho các khu bảo tổn. Các báo cáo đánh giá về thực hành ĐDSH, đánh giá quy định đất đai, đánh giá về lồng ghép ĐDSH vào QHSDĐ của tỉnh đã được xây dựng cung cấp thông tin đầu vào cho việc lập kế hoạch của tỉnh. Các văn bản QPPL hướng dẫn việc lồng ghép ĐDSH vào QHSDĐ của tỉnh được ban hành ở cấp trung ương kèm theo cẩm nang hướng dẫn thực hành chi tiết. Việc tham gia các hoạt động của dự án cũng góp phần nâng cao năng lực cho địa phương trong thực hiện chiến lược và kế hoạch hành động ĐDSH, sử dụng bộ chỉ số trong báo cáo ĐDSH, và học tập kinh nghiệm quốc tế về lồng ghép ĐDSH vào QHSDĐ đai của tỉnh. Các can thiệp này đã góp phần đáng kể vào nâng cao năng lực toàn diện của địa phương trong thực hiện chính sách về quản lý, bảo tồn và sử dụng ĐDSH.
Có thể nói, Dự án NBSAP đã đạt được những thành công nhất định trong việc cải thiện về môi trường chính sách và năng lực thực hiện chính sách về ĐDSH và lồng ghép bảo tồn sinh học vào quy hoạch sử dụng đất tại địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn có một số hạn chế nhất định quyết định sự thành công trong việc triển khai thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động Quốc gia về ĐDSH. Những tiêu chí cụ thể này đã được chỉ ra trong các khuyến nghị tại báo cáo đánh giá rà soát giữa kỳ của nhóm chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế (Công ước ĐDSH, UNDP, UNEP…) thực hiện tại Việt Nam vào tháng 3 năm 2014.
-Kết quả Dự án đạt được là rất quan trọng. Tuy nhiên, để Dự án tiếp tục được triển khai và nhân rộng trong thực tiễn cần nỗ lực không nhỏ; trong vai trò một Nhà tài trợ, ông/bà có khuyến nghị hay chia sẻ gì về vấn đề này, thưa ông?
Ông Đào Khánh Tùng: Trước hết, các bài học kinh nghiệm và mô hình thí điểm thành công mà dự án xây dựng được trong thời gian vừa qua cần được tổng kết và chia sẻ nhân rộng ra toàn quốc.
Thứ hai, dựa vào những báo cáo đánh giá, đặc biệt là những đánh giá rà soát cơ chế tài chính hiện tại đối với ĐDSH và đánh giá nhu cầu tài chính mà dự án đã thực hiện cần được sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc vận động chính sách tới các cấp chính quyền cả trung ương lẫn địa phương. Các khuyến nghị của các nghiên cứu này cần được sử dụng làm thông tin đầu vào cho việc hoạch định chính sách, lập kế hoạch, đặc biệt là lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, và phân bổ ngân sách đầy đủ cho việc thực hiện đồng bộ chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia tại các địa phương.
Thứ ba, các kết quả và thành tựu đạt được qua dự án này cần được tổng hợp thành nguồn thông tin đầu vào cho việc xây dựng, sửa đổi chính sách liên quan đến ĐDSH và cho việc lập kế hoạch, xây dựng các chương trình/dự án can thiệp sau này.
-hưa ông, thời gian qua, UNDP đã hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong công tác bảo tồn về ĐDSH. Vậy thời gian tới những ưu tiên của UNDP đối với vấn đề này là gì, ông có thể chia sẻ một số thông tin?
Ông Đào Khánh Tùng: Như đã biết, mặc dù Việt Nam khá thành công trong thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) trong 15 năm qua nhưng vẫn chưa đạt được MDG7 về đảm bảo bền vững về môi trường. Do đó, trong giai đoạn tới, UNDP sẽ tiếp tục phối hợp, hỗ trợ các cơ quan từ trung ương tới địa phương trong việc lập kế hoạch thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs). Trong đó, ĐDSH được xác định rõ trong Mục tiêu 15 kèm theo các chỉ số cụ thể. Các ngành liên quan ở cấp trung ương và địa phương cần sớm đánh giá hiện trạng của bảo tồn và lồng ghép ĐDSH ở các địa phương và trên cả nước nhằm xác định nhu cầu, phát hiện các thiếu hụt về nguồn lực, xác định các mục tiêu, và xác định các chủ thể liên quan để phục vụ tốt nhất cho việc hoạch định chính sách và lập kế hoạch hành động trong tương lai trong bảo tồn và lồng ghép ĐDSH
Trong thời gian tới, UNDP cũng sẽ tiếp tục phối hợp với các nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ Việt Nam trong hoạch định các chính sách về ĐDSH. Các vấn đề mà chúng tôi quan tâm hỗ trợ trong tương lai bao gom là lĩnh vực tài chính ĐDSH thông qua một dự án toàn cầu về Tài chính ĐDSH (BIOFIN) nhằm giúp Việt Nam đánh giá hiện trạng, xây dựng và thực hiện một kế hoạch hành động về tài chính ĐDSH phù hợp và khả thi nhằm huy động đầy đủ nguồn lực tài chính cho bảo tồn ĐDSH. Ngoài ra, chúng tôi cũng quan tâm tới vấn đề hợp tác công-tư trong khai thác, bảo tồn và quản lý ĐDSH, cụ thể là trong lĩnh vực du lịch sinh thái. Chúng tôi hy vọng sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng được các chính sách ưu việt nhất nhằm bảo tồn và phát triển bền vững hệ thống ĐDSH tại Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về bảo tồn ĐDSH.
-Xin trân trọng cảm ơn ông!