Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Giọng ca nhí Trần Nhựt Đức ở Bình Chánh (TP.HCM) vừa hát hay vừa đàn giỏi - Ảnh: Nguyễn Á
Đây được xem là nỗ lực nhằm ghi nhận sự cống hiến thầm lặng của hơn 136 nghệ nhân của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ.
Ở tuổi 97, hình ảnh của nhạc sư Vĩnh Bảo xuất hiện thật giản dị đời thường trong tập sách: đó là lúc ông lọ mọ ngồi trước chiếc máy tính cũ để dạy học qua mạng cho những học viên người nước ngoài, là lúc ông cầm tay chỉ dạy cho các con trai trong nhà cách đóng một cây đàn và cách “chơi đùa” với chúng.
Những hình ảnh xúc động trong đám tang của giáo sư Trần Văn Khê cũng là những hình ảnh thời sự của cuốn sách. Nhà nhiếp ảnh ngậm ngùi nói: “Đây là cuốn sách thứ năm của tôi. Bốn lần trước, thầy Khê đều đến và cắt băng khánh thành. Cuốn sách lần này tôi làm riêng về đờn ca tài tử, về dòng nhạc thầy đau đáu cả đời thì thầy lại không còn để đến cắt băng nữa...”.
Tập sách ảnh được ghi lại trong vòng hai năm qua ống kính và tình yêu dành cho một bộ môn nghệ thuật dân tộc của nhiếp ảnh gia Nguyễn Á. Anh đã tháp tùng và ghi lại nhiều hình ảnh đáng nhớ, từ những “giây phút vinh quang” khi nghệ thuật đờn ca tài tử được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại tại dinh Thống Nhất TP.HCM ngày 11-2-2014 cho đến những hình ảnh đời và đờn - chân thật của 136 nghệ nhân, soạn giả, nhà giáo ưu tú, nghệ sĩ biểu diễn... của nghệ thuật đờn ca tài tử.
Điều thú vị trong cuốn sách là không chỉ những nhạc sư gần 100 tuổi được nhắc đến với tấm lòng ngưỡng mộ, kính trọng mà cả những nghệ sĩ trẻ, những “tài tử nhí” chưa đầy... 10 tuổi cũng được ghi nhận như một sự trân trọng, yêu quý dành cho thế hệ kế thừa của đờn ca
tài tử.
Triển lãm và buổi giới thiệu bộ sách với nhiều nhân vật khách mời nổi tiếng trong giới đờn ca tài tử sẽ diễn ra sáng 20-9 tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM.