Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Sticker "Không xả rác bừa bãi" của Tin Môi Trường xuất hiện trên đỉnh Phan Xi Păng Tin ảnh

(21:28:29 PM 20/08/2015)
(Tin Môi Trường) - Theo chân các Tình nguyện viên, những chiếc Sticker "Không xả rác bừa bãi" của Tin Môi Trường có mặt trên đỉnh Phan Xi Păng -nơi được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" (ở độ cao 3.143 m) thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km về phía tây nam.

 

Phan Xi Păng, Fansipan, hay Phan Si Phăng là ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" (3.143 m) thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km về phía tây nam, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây bắc Việt Nam. Theo tiếng địa phương, núi tên là "Hủa Xi Pan" và có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh.

 

Một số hình ảnh Sticker "Không xả rác bừa bãi" của Tin Môi Trường xuất hiện trên đỉnh Phan Xi Păng 3.143m:

 

Sticker "Không xả rác bừa bãi" của Tin Môi Trường xuất hiện trên đỉnh Phan Xi Păng

Sticker "Không xả rác bừa bãi" của Tin Môi Trường xuất hiện trên đỉnh Phan Xi Păng

Sticker "Không xả rác bừa bãi" của Tin Môi Trường xuất hiện trên đỉnh Phan Xi Păng

Sticker "Không xả rác bừa bãi" của Tin Môi Trường xuất hiện trên đỉnh Phan Xi Păng

Sticker "Không xả rác bừa bãi" của Tin Môi Trường xuất hiện trên đỉnh Phan Xi Păng

Sticker "Không xả rác bừa bãi" của Tin Môi Trường xuất hiện trên đỉnh Phan Xi Păng

Tuyến độc đạo lên đỉnh Phan Xi Păng (độ cao 3.000m)


Phan Xi Păng được hình thành vào thời khoảng giáp ranh của hai kỷ Permi - Trias của đại Cổ sinh (Paleozoi) và đại Trung sinh (Mesozoi) cách nay 260-250 triệu năm, mỗi một năm đỉnh núi này cao thêm 0,032m.

 

Hệ thực vật ở Phan Xi Păng khá phong phú. Có tới 1.680 loại cây chia làm 679 chi thuộc 7 nhóm. Có một số loại thuộc nhóm quý hiếm. Dưới chân núi là những cây gạo, mít, cơi với mật độ khá dày tạo nên những địa danh Cốc Lếu (Cốc Gạo), Cốc San (Cốc Mít) v.v. Từ đây đến độ cao 700 m là vành đai nhiệt đới có những vạt rừng nguyên sinh rậm rạp, dây leo chằng chịt. Từ 700 m trở lên là tầng cây hạt trần như pơmu, có những cây ba, bốn người ôm không xuể, cao 50–60 m, tuổi đời tới vài trăm năm. Từ độ cao 2.800 m, phủ kín mặt đất là trúc lùn, những bụi trúc thấp khoảng 25–30 cm, cả thân cây trơ trụi, phần ngọn có một chút lá phất phơ, nên loài trúc này được gọi là trúc phất trần. Xen kẽ là một số cây thuộc các họ như cói, hoa hồng, hoàng liên.

Đỉnh Phan Xi Păng hiện là điểm hẹn của nhiều nhà leo núi. Việc chinh phục đỉnh núi này có thể được thực hiện qua các tour của các công ty du lịch lữ hành chuyên nghiệp hoặc tự túc với sự dẫn đường của người bản xứ. Lộ trình leo núi có thể bắt đầu từ Hà Nội đến Lào Cai bằng tàu hỏa trên quãng đường dài 333 km; rồi từ Lào Cai lên Sa Pa bằng ô tô qua 38 km; sau đó từ Sa Pa đến đỉnh đèo Trạm Tôn hoặc ít phổ biến hơn là khu du lịch Cát Cát bằng ô tô hoặc xe ôm. Tại đây có số người dân tộc Mông, Dao làm nghề cửu vạn phục vụ khách leo núi đông nhất.

Trước kia từ Sa Pa lên đỉnh Phan Xi Păng và quay trở về mất khoảng chừng 5–6 ngày. Hiện nay thời gian tổng cộng của chuyến leo núi chỉ còn 3 ngày, thậm chí 2 ngày hoặc với những người thành thạo và sức khỏe tốt thì có thể thực hiện trong một ngày.

Nếu thực hiện chuyến leo núi trong 2 ngày, sáng ngày thứ nhất du khách đi ô tô từ Sapa đến trạm kiểm lâm trên đỉnh đèo Trạm Tôn. Bắt đầu chuyến leo núi ở đó, đi xuyên qua các dãy núi, du khách sẽ dừng chân vào cuối buổi chiều ở một địa điểm cao khoảng 2.800m. Họ sẽ cắm trại, nấu ăn và nghỉ qua đêm ở đây. Ngày thứ hai từ địa điểm cao 2.800m đó, họ sẽ leo lên tới đỉnh Phan Xi Păng 3.143m vào khoảng 10h sáng, đây là quãng đường vất vả nhất trong toàn bộ cuộc hành trình. Sau đó du khách quay về trại nghỉ, ăn uống rồi tiếp tục xuống núi, về đến Trạm Tôn vào khoảng 7h tối, lên ôtô về Sapa. Một quy định cho các nhà leo núi ở đây là không được xả rác trong rừng, tất cả sẽ được mang theo rồi đốt đi.

Mỗi đoàn leo núi có ít nhất hai hướng dẫn viên hoặc người dẫn đường. Ngày thứ hai khi du khách lên đỉnh Phan Xi Păng, một trong hai người sẽ ở lại trại nấu ăn. Ở gần đỉnh núi, du khách có thể hái măng về cho bữa ăn. Việc nấu nướng cũng rất khó khăn, du khách phải đi kiếm củi, làm bếp. Ban đêm thường mưa và nhiệt độ hạ xuống rất thấp.

Người leo núi cần có sức khoẻ tốt. Các vật dụng hữu ích cho cuộc leo núi này gồm giầy leo núi, áo mưa, lều, túi ngủ, thuốc men cá nhân, kẹo ngọt ăn để tăng glucose trong máu khi leo núi giúp giảm cảm giác tức ngực và khó thở khi leo lên cao. Việc hạn chế số lượng đồ dùng cá nhân giúp giảm trọng lực và làm việc leo núi dễ dàng.

Thời điểm leo núi thích hợp là từ tháng 9 năm truớc đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên đường lên Phan Xi Păng đẹp nhất là khoảng cuối tháng 2, khi các loài hoa núi bắt đầu nở.

(Theo wikipedia)

BT- Ảnh: QUANG MINH