Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh minh hoạ
Trước đó, những tháng đầu năm từ tháng 1 đến hết tháng 4/2015, trên địa bàn tỉnh Bình Phước hầu như không có mưa. Tình trạng hạn hán, thiếu nước sinh hoạt xảy ra ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Hậu quả do hạn hán, thiếu nước đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Cụ thể, hơn 78.840ha cây trồng các loại bị giảm năng suất, chủ yếu là cây công nghiệp dài ngày. Toàn tỉnh có 6.693 hộ bị thiếu nước sinh hoạt, chiếm khoảng 10% dân số trên địa bàn tỉnh.
Theo Thường trực Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Phước, nguyên nhân dẫn đến hạn hán, nắng nóng, mưa kèm theo giông, lốc bất thường xảy ra trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Mặc khác, khi có thiên tai như hạn hán, mưa giông, gió lốc hay lũ lụt xảy ra thì vẫn còn nhiều địa phương trong tỉnh chưa thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”. Từ những hạn chế nói trên đã dẫn đến kết quả thực hiện nhiệm vụ trong công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn gặp nhiều khó khăn và việc khắc phục hậu quả nhiều tốn kém. Đặc biệt hiện nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số công trình thủy lợi hư hỏng, xuống cấp và được đánh giá không an toàn, cần phải sửa chữa, nâng cấp. Ngoài ra, khó khăn về kinh phí nên công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn gặp nhiều trở ngại.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Ngọc Trai cho rằng, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ động hơn nữa trong việc phối hợp phòng chống thiên tai với sở ngành, các huyện, thị xã. Mặt khác, các cơ quan chức năng có liên quan cũng cần sớm đưa ra các biện pháp tốt nhất để xử lý kịp thời các tình huống bất thường xảy ra. Việc sớm dự báo các tình huống thiên tai bất ngờ và đi kèm với nó là những giải pháp sẽ giúp giảm thiểu thấp nhất thiệt hại xảy ra. Việc đưa ra nhiều giải pháp sẽ góp phần ứng phó kịp thời khi có thiên tai xảy ra, chẳng hạn như các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh thông báo xả lũ cho người dân biết để biết cách xử lý.
Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh cũng cần phân bố thêm các trạm thu mưa, hỗ trợ kinh phí để chỉnh sửa một số công trình thủy lợi hư hỏng. Đồng thời, các địa phương trong tỉnh tích cực hơn nữa trong tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, các tầng lớp nhân dân chủ động phòng chống thiên tai. Ở mỗi địa phương cần chủ động lực lượng tại chỗ để phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn khi thiên tai xảy ra. Các địa phương cần tăng cường cảnh báo giao thông đường thủy cho người dân biết.